Xếp hạng tín nhiệm có điều kiện:

Một phần của tài liệu cách nhìn tổng quát nhất về ngân hàng.docx (Trang 65 - 69)

III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, THÁO GỠ

4. Khái quát về phương pháp xếp hạng tín nhiệm (phương pháp luận)

5.5. Xếp hạng tín nhiệm có điều kiện:

Ký hiệu P đứng trước bất kì một tiêu chuẩn xếp hạng nào cũng có nghĩa rằng việc xếp hạng đó là có điều kiện. Định mức tín nhiệm có điều kiện cho người đầu tư biết kết quả mức tín nhiệm cuối cùng trước

khi chứng khoán đó được thực sự phát hành, hoặc trước khi các điều kiện trong bản giao kèo trái phiếu được hoàn tất. Định mức tín nhiệm có điều kiện thường được áp dụng cho các đợt đăng kí phát hành trước.

Tương tự, các hoạt động tài trợ theo cơ cấu cũng thường được định mức tín nhiệm có điều kiện, do chúng thường được chào bán ra công chúng trước khi các điều khoản mua bán được hoàn tất.

Chương 2: Tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam 2.1. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam

Xếp hạng tín nhiệm có vai trò quan trọng trong thị trường vốn mới phát triển trên khắp thế giới. Ở nhiều quốc gia ngân hàng trung ương hoặc cơ quan nhà nước khác tự mình kiểm tra chất lượng tài chính của các công ty để xác định tư cách gia nhập thị trường chứng khoán, hoặc thường xuyên kiểm soát chất lượng của các bên tham gia thị trường. Sự tham gia hệ thống của các hệ thống xếp hạng tín nhiệm có thể giúp giảm bớt chi phí quản lý, xóa bỏ những trở lực và giúp thị trường phát triển.

2.1.1 Lợi ích đối với người đầu tư

Xếp hạng tín nhiệm thểhiện những đánh giá rủi ro tín dụng nhanh nhất, của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cho thị trường. Mục đích của nó là xếp hạng những rủi ro tiềm năng đối với một loại đầu tư thu nhập cố định để so sánh với những loại công cụ khác, từ đó nó có thể đáp ứng được những lợi ích liên quan đến nhà đầu tư.

 Một công cụ đơn giản, khách quan để định hướng rủi ro tín dụng.  Đánh giá mức độ rủi ro .

 Xây dựng danh mục đầu tư.  Đánh giá các rủi ro liên quan.  Hỗ trợ nghiên cứu tín dụng. 2.1.2 Lợi ích đối với tổ chức phát hành

Nếu việc xếp hạng tín nhiệm và nghien cứu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm được thị trường chấp nhận, có giá trị thiết thực đối với nhà đầu tư(vì ảnh hưởng đến quyết định mua, bán, nắm giữ chứng khoán của họ) thì chúng cũng có những lợi ích nhất định đối với tổ chức phát hành liên quan đến những nhu cầu của tổ chức phát hành để gắn bó và duy trì mối quan hệ với những nhà đầu tư lớn.

 Tiếp cận nguồn vốn lớn hơn.

 Tiếp cận nguồn vốn một cách vững chắc hơn.  Giảm chi phí vay.

 Hiệu quả phát hành mới.  Sự linh hoạt tài chính.

2.1.3 Lợi ích đối với các trung gian tài chính

Các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác bảo lãnh phát hành, và kinh doanh những chứng khoán nợ có thu nhập cố định trên thị trường cũng nhận thấy kết quả xếp hạng rất hữu dụng đối với chiến lược định giá và lựa chọn chứng khoán đầu tư vì quyền lợi của khách hàng. Xếp hạng tín nhiệm có thể mở những đợt phát hành mới đến người đầu tư. Một chứng khoán cụ thể có thể dễ dàng tung ra thị trường khi được xếp hạng tín nhiệm. Xếp hạng tín nhiệm còn giúp các trung gian tài chính kiểm soát rủi ro và xác định giá trị thị trường của chứng khoán họ nắm giữ vì lợi ích của khách hàng hay của chính họ.

Những nhà quản lý cũng nhận thấy xếp hạng tín nhiệm có rất nhiều lợi ích. Các cơ quan quản lý tài chính sử dụng xếp hạng tín nhiệm như một tiêu chuẩn độc lập để xem xét tư cách của một số tổ chức phát hành. Nhiều nhà quản lý cũng sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập để quản lý tình trạng tài chính của các tổ chức mà họ chịu trách , nhiệm, từ các ngân hàng công ty bảo hiểm và các quỹ xã hội khác.Một số nhà quản lý còn can thiệp cụ thể vào hoạt động của các tổ chức đầu tư, như yêu cầu phải báo cáo mức hạng của các chứng khoán đầu tư, hoặc không được mua và nắm giữ những chứng khoán có mức hạng bị hạ thấp xuống một giới hạn nào đó. Cuối cùng ngoài nhứng quy định cụ thể, nhà quản lý còn biết rằng hệ thống xếp hạng tín nhiệm đôc lập cò thể là một phương thức chủ yểu để gia tăng hiệu quả của thị trường chứng khoán nợ, cũng như thị trường tín thác ngân hàng và thị trường bảo hiểm.

2.1.5 Nâng cao tính minh bạch của thị trường

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm đã nâng cao hiệu quả thị trường bằng cách cung cấp ngôn ngữ chung cho việc đánh giá các rủi ro tín dụng, và đưa ra thị trường thông tin đã được xử lý về chất lượng của các tổ chức phát hành nợ. Nhìn chung sự minh bạch này rất có lợi cho thị trường. Nhờ sự minh bạch thị trường, nhà đầu tư giảm bớt lo ngại vể rủi ro tín dụng của các chứng khoán lạ, và tổ chức phát hành có thể tạo ra được một kênh phân phối đến những phần thị trường khác. Khi thị trường nợ phát triển, sự minh bạch cũng đảm bảo gía chứng khoán điều chỉnh nhanh chóng tương ứng với sự biến động của thị trường, do đó giảm những chi phí cơ hội vô hình. Kết quả xếp hạng tín nhiệm đựơc công bố rộng rãi góp phần làm giảm thiểu những tin đồn và nạn đầu cơ.

2.2. Những thuận lợi khó khăn trong việc hình thành tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam. 2.2.1. Thuận lợi:

 Các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội:

Đường lối đổi mới toàn diện mang tính chiến lược của Đảng được quyết định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (Tháng 12/1986) và nhất là mới đây Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra thời kỳ mới của xây dựng và phát triển đất nước, tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế

Mở rộng thành phần kinh tế: điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phát hành và các công cụ nợ: Luật doanh nghiệp thể hiện quan điểm hiện đại “được làm những điều mà pháp luật không cấm”, thay cho lối hành xử cũ “chỉ được làm những gì pháp luật không cho phép”, đã góp phần phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế.

Thị trường vốn, tiền tệ đang dần hình thành và phát triển: Trong nhiều năm đổi mới nền kinh tế cùng với việc đổi mới mạnh mẽ hoạt động ngân hàng, với sự ra đời của nhiều loại hình tổ chức tín dụng khác nhau thì đồng thời cũng xuất hiện nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng và các tổ chức khác cũng tham gia hoạt động ngân hàng.

 Thị trường chứng khoán Việt nam đi vào hoạt động từ tháng 7- 2000: sự kiện này được ghi nhận là bước phát triển quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

 Sự thành công và bài học kinh nghiệm của các quốc gia đi trước : Một thuận lợi đối với việc thành lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam đó là khả năng của Việt Nam trong việc tiếp thu kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước đặc biệt là các quốc gia có thị trường chứng khoán mới nổi. Qua những nghiên cứu đó, chúng ta có thể học tập những thành công và rút ra những bài học kinh nghiệm đối với những thất bại trong mô hình xếp mức tín nhiệm của các nước.

2.2.2. Khó khăn:

 Quy mô nhỏ bé của thị trường Việt Nam:

Đây là một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc thành lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có thể hoạt động được trong thị trường chứng khoán mới hình thành chính là số lượng ít ỏi các công cụ thị

trường nợ vốn là đối tượng xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.Hiện nay, doanh nghiệp huy động vốn bằng phương thức phát hành trái phiếu còn nhiều hạn chế. Tuy việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động vốn rất thuận lợi, nhưng cho đến nay, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành vẫn còn khá khiêm tốn.

 Hệ thống tài khoản quốc gia về phân nghành kinh tế trong thống kê:

Trong phân nghành kinh tế thì hệ thống của Việt Nam kém chi tiết, chưa hợp lý so với chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, việc tổ chức thống kê còn nhiều bất cập như số liệu chưa đầy đủ, trùng lắp, kém chính xác. Điều này dẫn đến:

• Các nhóm nghành không chi tiết làm cho các đối tượng phân tích với các tiêu thức khác nhau bị lẫn vào một giỏ.

• Việc thu thập số liệu không đầy đủ hoặc công ty không đủ tiêu chuẩn làm đại diện cho mẫu làm cho số liệu không còn được phản ánh trung thực, chính xác.

• Tương tự như vậy thì hệ số trung bình ngành trong nhiều trường hợp khó có khả năng chính xác.

 Chế độ công bố thông tin:

Hiện nay, mới chỉ có một số tổ chức phát hành tham gia niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội mới thực hiện công bố thông tin, còn đại đa số các doanh nghiệp vẫn coi việc công bố thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của mình là “vạch áo cho người xem lưng”. Vì vậy việc có đủ số liệu trung thực, chính xác trong vòng 5 năm quả là một vấn đề.

 Chế độ kế toán:

Hạch toán kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vao trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kếtoán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng phát triển và hoàn thiện theo hướng hoà nhập với chuẩn mực và các thông lệ phổ biến của kế toán quốc tế, nhưng giữa hệ thống kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt.

 Tập quán phát hành, giao dịch công cụ nợ:

Việc phát hành các công cụ nợ dài hạn và ngắn hạn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng đúng mức. Tình trạng phổ biến hiện nay là khi thiếu vốn thì các doanh nghiệp lập tức nghĩ ngay đến ngân hàng. Tương tự như vậy, các định chết tài chính, nhà đầu tư đều chưa quen với việc mua đi bán lại các công cụ nợ trên thị trường tài chính thứ cấp. Việc tạo thành thói quen này là một chặng đường dài, đòi hỏi sự phối hợp trên nhiều lĩnh vực như đã đề cập trong bài học kinh nghiệm ở chương II. Vì vậy muốn có chỗ đứng vững cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trên thị trường nợ, thì chúng ta phải xây dựng cho các doanh nghiệp thói quen huy động vốn bằng việc phát hành công cụ nợ.

 Hệ thống pháp lý:

Hệ thống pháp luật về kinh tế, tài chính của Việt Nam chưa hoàn thiện. Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan chưa có điều khoản nào ghi nhận xếp hạng như một ngành, nghề kinh doanh chính thức ở nước ta. Ngay cả khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù đã được hình thành và tiếp tục hoàn thiện, nhưng thực tế cho thấy còn nhiều quy định bất cập, mâu thuẫn và chưa đạt trình độ kỹ thuật lập pháp cao, cả về nội dung lẫn hình thức, gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng và thực thi.

Trình độ nhân lực còn non yếu và thiếu kinh nghiệm: thời gian để nước ta thực sự bước vào phát triển nền kinh tế hàng hoá thực ra chưa lâu so với những nước đã phát triển nền kinh tế thị trường từ hàng chục, thậm chí hàng trăm năm trước. Chứng khoán là sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường thì chúng ta còn quá non trẻ nữa. Chính vì thế, những người hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán được đào tạo trong nước hay nước ngoài, có thể nói là non kém về trình độ quản lý cũng như kinh nghiệm. Trong khi đó hoạt động xếp hạng tín nhiệm lại đòi hỏi các chuyên gia thực sự tài giỏi và có kinh nghiệm, những nhà quản lý phân tích sắc sảo có những hiểu biết chuyên môn không chỉ trên lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa, để đánh giá các tổ chức phát hành hoạt động trong những ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.

Một phần của tài liệu cách nhìn tổng quát nhất về ngân hàng.docx (Trang 65 - 69)