Thang đo từng nhân tố của sự thỏa mãn công việ c

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở Tp. HCM.pdf (Trang 53 - 55)

Kết quả phân tích Cronbach alpha đối với các nhân tố của sự thỏa mãn công việc

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 46

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với thu nhập có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.77. Ta thấy nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ số

alpha đều giảm. Ngoài ra với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4 nên tất cả

các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với đào tạo thăng tiến có hệ số Cronbach’s alpha khá cao là 0.833 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.6. Điều này cho thấy các biến trong thang đo khá gắn kết với nhau và là các biến đo lường tốt cho nhân tố sự thỏa mãn đối với đào tạo thăng tiến.

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với cấp trên có nhiều biến nhất so với các nhân tố

khác và cũng là nhân tố có hệ số Cronbach’s alpha cao nhất đạt 0.903 với các hệ số

tương quan biến tổng khá cao ngoại trừ biến đầu tiên “giao tiếp với cấp trên” có hệ

số tương quan biến tổng chỉ đạt 0.559. Biến này cũng là biến mà nếu ta bỏ biến này

đi thì hệ số Cronbach’s alpha cũng sẽ giữ nguyên. Tuy nhiên vì nó cũng không làm giảm hệ số Cronbach’s alpha nên vẫn tiếp tục được giữ lại.

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với đồng nghiệp có hệ số alpha cao thứ hai trong bảy nhân tố, đạt 0.879 và các hệ số tương quan biến tổng của từng biến đều khá cao và đồng đều. Đây là nhân tố có các biến đo lường có tương quan đồng đều với biến tổng nhất. Tất cả các biến đều được giữ lại.

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với đặc điểm công việc có hệ số Cronbach alpha gần bằng 0.8 với các hệ số tương quan biến tổng khá thấp nhưng đều lớn hơn 0.4. Nếu loại bỏ bất kỳ biến nào ra khỏi nhân tố thì hệ số alpha đều sẽ giảm nên không có biến nào bị loại ở nhân tố này.

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với điều kiện làm việc là nhân tố có hệ số alpha khá thấp 0.544 dưới mức chấp nhận của nghiên cứu này. Ngoài ra, ta cũng thấy

được hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều rất thấp, cao nhất cũng chỉ đạt 0.477 và thấp nhất chỉ có 0.098. Điều này cho thấy mức độ tin cậy của các biến

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 47

này trong việc đo lường cùng một khái niệm là rất thấp. Ngoài ra, nếu ta có bỏ đi một biến nào đó thì hệ số Cronbach’s alpha cũng sẽ không lớn 0.7 theo như giới hạn

đặt ra của nghiên cứu này. Chẳng hạn, nếu bỏđi biến cuối cùng ‘thời gian đi lại’ thì hệ số alpha cũng chỉđạt 0.649. Với kết quả như vậy, ta có cơ sởđểđưa đến kết luận là thang đo nhân tố này không đảm bảo độ tin cậy và nó sẽ bị loại khỏi ở các phần phân tích tiếp theo.

Thang đo nhân tố cuối cùng là sự thỏa mãn đối với phúc lợi công ty có hê số

Cronbach’s alpha là 0.730 chấp nhận được. Ta cũng nhận ra có một biến ‘không sợ

mất việc’ có hệ số tương quan biến tổng khá thấp chỉ đạt 0.391, là cơ sở để ta loại nó ra khỏi nhân tố phúc lợi công ty. Tuy nhiên ta sẽ kiểm tra lại việc loại bỏ này có phù hợp không ở phần phân tích nhân tố.

Như vậy, thông qua công cụ phân tích hệ số Cronbach’s alpha, ta sẽ giữ lại các biến của các nhân tố sự thỏa mãn đối với thu nhập, đào tạo thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp và đặc điểm công việc. Đối với nhân tố sự thỏa mãn đối với điều kiện làm việc, do các biến trong thang đo có độ tin cậy thấp, có loại bớt biến nào thì cũng không cải thiện được nhiều cho thang đo này nên tất cả các biến của nhân tố này sẽ

bị loại ở phần phân tích nhân tố tiếp theo. Riêng đối với nhân tố phúc lợi, đúng ra biến ‘không sợ mất việc’ sẽ bị loại khỏi nhân tố này nhưng việc loại nó cũng không cải thiện được hệ số alpha của nhân tố mà còn làm giảm hệ số alpha này nên việc loại nó hay không sẽđược quyết định ở phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở Tp. HCM.pdf (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)