Giải pháp của chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2009.doc (Trang 47 - 52)

Trước thực trạng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, và những ảnh hưởng không nhỏ của nó tới nền kinh tế thế giới nói chung cũng như tới nền kinh tế nước ta nước ta nói riêng, và kinh nghiệm từ các giải pháp chống lạm phát của chính phủ các nước trên thế giới, chính phủ Việt Nam đã đưa ra quyết định kiềm chế lạm phát bằng cách tung ra một gói kích cầu để khôi phục nền kinh tế.

So với các nước trên thế giới thì thủ tục để đưa ra các quyết định về chính sách tài khóa cũng như các chính sách để điều tiết nền kinh tế vĩ mô có điểm khác biệt so với nước ta đó là: Trên thế giới, hầu hết các quyết định về các chính sách tài khóa và tiền tệ đều do chính phủ quyết định và sau đó là Quốc hội thông qua và đồng ý rồi mới đưa vào thực thi. Để đưa đến quyết định các nhà lãnh đạo các nước đều phải trải qua một quá trình nghiên cứu, cân nhắc thị trường kinh tế nước mình cũng như thế giới với một thời gian khá dài và yêu cầu nhanh chóng. Việt Nam cũng vậy, nhưng điểm khác biệt ở đây chính là Chính phủ quyết định tất cả mọi vấn đề rồi sau đó mới thông qua Quốc hội. Do cơ cấu tổ chức của nước ta quá phức tạp nên các quyết định cấp bách như đưa ra các quyết định về nền kinh tế

rồi mới nghiên cứu, đưa ra các quyết định, giải pháp để khắc phục các biến cố đó. Vì lẽ nếu không đưa ra các biện pháp kịp thời thì vấn đề sẽ trở thành quá muộn, không đáp ứng được yêu cầu bức thiết của nền kinh tế khi đó nữa và có thể để lại nững hậu quả đáng tiếc cho nền kinh tế nước nhà.

Đối với quyết định về gói kích cầu năm 2009 cũng như vậy, Chính phủ Việt Nam đã quyết định đưa ra gói kích cầu với tổng số tiền lên tới 9 tỷ USD. Cụ thể như sau:

Theo quyết định 443/QĐ-TTg, từ ngày 1/4/2009 đến ngày 31/12/2011, Chính phủ hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng cho các doanh nghiệp với mức hỗ trợ là 4% khi vay vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Theo quyết định này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi khi vay vốn ngân hàng với thời gian vay ngắn hạn là 8 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian 01/02/2009 – 31/12/2009. Cùng với đó, các doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn (12 tháng trở lên) với mục tiêu phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh, nhưng không bao gồm vốn lưu động cũng được hưởng mức hỗ trợ lãi suất 4%. Gói hỗ trợ lãi suất này, được nhà nước đề ra với tổng số tiền lên tới 17.000 tỷ đồng (1 tỷ USD). Như vậy là nhà nước đã kích cầu bằng cách thông qua các doanh nghiệp để tác động trực tiếp vào nền kinh tế thị trường.

Bởi khi phát triển doanh nghiệp thì sẽ tập hợp có hiệu quả được các nguồn lực phân tán nhưng rất to lớn và phù hợp với đường lối phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Chính sách tài chính vốn là chính sách quan trọng có tầm chiến lược lâu dài. Do đó khi nguồn vốn đầu tư tăng thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát triển và mở rộng thị trường. Từ đó, có thể vực dậy nền kinh tế nước nhà.

Chính sách thứ hai trong quyết định này đó là Chính phủ tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng. Đây cũng là một chính sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế của chính phủ. Nhà nước xem xét tất cả các mặt của nền kinh tế cùng với tình trạng hiện hành của nó để rồi đưa ra các phương án cứu trợ kịp trên tất cả các phương diện. Ứng trước ngân sách cũng được nhà nước chú trọng tới. Do đó trong quyết định này chinh phủ đã ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng. Trong đó, ứng trước ngân sách để thực hiện một số dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010 với lượng vốn dự kiến là 26.700 tỷ đồng. Tiếp đó là ứng vốn hỗ trợ thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

với số tiền là 1.525 tỷ đồng. Không những vậy, nhà nước còn trích ra khoảng 9.000 tỷ đồng dành cho các nguồn ứng trước một chính sách tài khóa mà nhà nước đưa ra để cứu nguy nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới này đó là miễn giảm thuế. Khoản tiền này vào khoảng 28.000 tỷ đồng (1.650 tỷ USD). Cụ thể là giảm 25% thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhờ chính sách này cùng với ưu đãi vay vốn của nhà nước đã giúp các doanh nghiệp vượt qua được khó khăn và vươn lên phát triển. Nó có tác động lớn như vậy bởi lẽ thuế thu nhập của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là 25% trong khi đó con số này ở một số nước khác chỉ là 15% - 20%. Do vậy khoản thuế này giảm đã giúp đỡ rất nhiều cho nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Thứ tư, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước là 22.500 tỷ đồng. Còn lại là vốn trái phiếu chính phủ với số vốn là 7.700 tỷ đồng.Thứ năm, phát hành bổ sung thêm trái phiếu chính phủ năm 2009 khoảng 20.000 tỷ đồng.

Không những vậy chính phủ còn tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.

Không chỉ dành đầu tư cho ngành kinh tế mà chính phủ còn chi kích cầu đảm bảo an sinh xã hội vào khoảng 7.200 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Chính phủ trong kỳ họp tháng 10/2009, thực tế quy mô gói kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội đạt khoảng 122 nghìn tỷ đồng, tương đương

khoảng 6,9 tỷ USD. Giá trị thực hiện trong năm 2009 chỉ khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng. Như vậy còn khoảng 60.000 tỷ đồng theo kế hoạch chưa được chi. Về gói hỗ trợ lãi suất, gói hỗ trợ được nhận định đem lại hiệu quả nhất đối với nền kinh tế, tính đến ngày 8/10/2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 409.406,91 tỷ đồng trên tổng số dư nợ dự kiến là 425.000 tỷ đồng. Điều này tương đương với số tiền hỗ trợ lãi suất của Chính phủ vào khoảng 11.000 tỷ đồng, gần hết số tiền hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ đồng được công bố hồi đầu năm. Như vậy là sau 8 tháng triển khai thực hiện gói kích cầu này chính ta đã đạt được 96.3% mục tiêu đã

của Việt Nam năm 2009 dự kiến ở mức 6,9% GDP, cao hơn khá nhiều so với mức 5% được cho là an toàn so với thông lệ quốc tế.

Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu tới tác động của gói hỗ trợ lãi suất tới nền kinh tế nước ta.

Trước thực trạng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới này cùng với những ảnh hưởng khôn lường tới nền kinh tế Việt Nam. Năm 2009, nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh hằm giảm giá thành sản phẩm, hàng hóa, duy trì sản xuất kinh doanh và tạo việc làm. Đây quả là một quyết định sáng suốt và kịp thời của Đảng và chính phủ. Bởi lẽ cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ từ cuối năm 2007, nó nhanh chóng tràn sang các nước trong năm 2008 và 2009.

Đây cũng chính là thời điểm cần sự giúp đỡ của các cơ quan lãnh đạo của nhà nước. Qua đó cũng là cơ hội cho chính phủ và nhà nước củng cố quyền lực của mình và mở rộng uy tín trong doanh nghiệp. Chính sách này được áp dụng như sau:

Đầu tiên là các tổ chức tín dụng cho vay vốn với các tổ chức, cá nhân (gọi chung là khách hàng vay), theo quyết định này bao gồm: các ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và quỹ tín dụng nhân dân trung ương (dưới đây gọi chung là ngân hàng thương mại).

Thứ hai là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong năm 2009 của các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình …), cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất – kinh doanh, được thống kê tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê; trừ các khoản vay thuộc ngành, lĩnh vực theo phụ lục kèm theo Quyết định này.

Với các khoản hỗ trợ đó, nguyên tắc mà chính phủ đưa ra với gói kích cầu này đó là các ngân hàng thương mại cho vay các nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế tín dụng thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất, định kỳ báo cáo ngân hàng nhà nước Việt Nam để kểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất.

Với nguyên tắc đó, chính phủ cũng đưa ra thời hạn tương ứng cho các đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất là 8 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02 đến ngày 31/12/2009.

Cũng theo quyết định này, chính phủ cũng chỉ rõ mức lãi suất hỗ trợ là 4%/năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng từ 8-12 tháng – đối với các khoản vay trung và ngắn hạn, và 24 tháng đối với khoản vay dài hạn. Dưới hình thức là khi thu lãi cho vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay.

Quyết định này được đưa ra lập tức có hiệu lực và được thi hành ngay lập tức (01/02/2009) và ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng với bộ tài chính hướng dẫn kiểm tra và giám sát việc thực hiện nghiêm túc quyết định này.

Do vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam giữ một trọng trách cao cả đó là: Thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Trong 10 ngày đầu tháng 02 năm 2009, gửi giấy đăng ký và kế hoạch hỗ trợ lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện ngay việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay. Áp dụng cơ chế và lãi suất cho vay thông thường khi ký kết hợp đồng tín dụng; đến kỳ hạn thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương mại thực hiện việc giảm trừ số tiền lãi bằng 4%/ năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế phát sinh trong năm 2009; các ngân hàng thương mại được hoàn trả số tiền lãi giảm trừ này từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở báo cáo định kỳ hàng quý; Ngày 10 của tháng đầu quý gửi báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất và đăng ký số tiền hỗ trợ lãi suất của quý tiếp theo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Còn các khách hàng vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại nơi vay vốn để được hỗ trợ lãi suất.

Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương

suất ở đây là 24 tháng và cũng với mức hỗ trợ lãi suất 4% , chính sách này được áp dụng từ ngày 01/04/2009 đến ngày 31/12/2009.

Theo quyết định 497/2009/QĐ-TTg, gói hỗ trợ lãi suất này dành cho các khoản vay ngắn và trung hạn và dành cho những người trực tiếp sản xuất. Quyết định này áp dụng cho các sản phẩm sản xuất trong nước, cụ thể là: Sản phẩm, máy móc thiết bị, cơ khí, các phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp; Vật tư sản xuất nông nghiệp; Các vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở nông thôn. Thời gian cho vay các khoản ưu đãi này là: Đối với sản phẩm, máy móc thiết bị cơ khí và các phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng, còn các đối tượng còn lại thời gian chỉ là 12 tháng mà thôi. Thời gian áp dụng chính sách này cũng bắt đầu từ ngày 01/05/2009 đến ngày 31/12/2009. Trong quyết định này có điểm khác biệt so với hai quyết định trước đó là: Đối với các sản phẩm là máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp thì mức hỗ trợ là 100%, còn vật tư sản xuất nông nghiệp có giá thấp hơn 7 triệu đồng/ha thì được hưởng mức hỗ trợ là 4%, và mức hỗ trợ này cũng được áp dụng cho các loại vật liệu xây dựng với giá trị nhỏ hơn 50 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ giải pháp của Việt Nam để đối phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2009.doc (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w