Đánh giá các gói kích cầu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2009.doc (Trang 52 - 53)

Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn giải pháp kích cầu kiểu “phòng thủ” tức là chúng ta trông đợi vào khả năng khôi phục của sức cầu từ bên ngoài hơn là tự tạo ra sức cầu mới bên trong nền kinh tế. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế giống như kiểu một trận đấu đang bế tắc, Trung Quốc và Mỹ lựa chọn tìm kiếm giải pháp tấn công mới, mô hình hỗ trợ (tạo tăng trưởng GDP mới), khai thông thế trận mới, trong khi Việt Nam lựa chọn phòng thủ và duy trì lối chơi truyền thống (mô hình tăng trưởng vẫn dựa vào xuất khẩu), chờ đợi cơ hội. Khó có thể nói là lựa chọn nào là hoàn toàn đúng, vì vấn đề còn phụ thuộc vào thực lực của từng đội. Liệu rằng ngân sách của Việt Nam có thể bền vững nếu lựa chọn giải pháp như Mỹ và Trung Quốc? Với thực lực của Việt Nam hiện nay chúng ta có thể tạm đánh giá là gói kích cầu đã phần nào tạo được hiệu quả, tuy nhiên chúng ta vẫn đang e ngại trong việc thực hiện những chính sách mạnh hơn, dẫn đến việc chúng ta sẽ bỏ qua những cơ hội đáng tiếc.

Xét về tổng thể, gói kích cầu đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, gói kích cầu mới chỉ đáp ứng được nguyên tắc: kịp thời (timely); mức độ “đúng đối tượng” chưa cao và liều lượng cũng chưa phù hợp ở một vài giải pháp cụ thể. Bên cạnh đó, có một phần gói kích cầu cũng đã bị ‘rò rỉ” ra bên ngoài (hàng nhập khẩu).

Sau đây, chúng ta sẽ đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực từ việc thực hiện gói kích cầu lãi suất 1 tỷ USD của chính phủ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2009.doc (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w