2.1.2.1. Tình hình sản xuất giày dép tại EU
EU có lịch sử sản xuất giầy từ rất lâu với quy mô sản xuất lơn và tiên tiến. Công nghệ sản xuất, máy móc, dây chuyền sản xuất giày dép của EU luôn được đầu từ và đổi mới, đạt tới trình độ tinh xảo. Giày dép được sản xuất tại EU thường là những sản phẩm có chất lượng cao và thời trang. Tuy nhiên, chi phí nhân công ở các nước này rất cao nên các sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao. Do đó giày dép ở đây phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các loại giầy dép nhập khẩu từ các nước đang phát triển như Trung Quôc, Việt Nam, Ấn Độ….Do vậy, hiện nay EU đang sử dụng nhiều biện pháp để bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất giầy dép trong khu vưc như: áp thuế chống bán phá giá, hạn ngạch ....hay các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế việc nhập khẩu giày dép vào EU.
Hàng năm, ngành công nghiệp này sản xuất trên dưới một tỷ đôi, chiếm 10% sản lượng toàn thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất giầy của EU có vai trò rất quan trọng trong việc giữ ổn định và tăng trưởng của khu vực Châu Âu. Ngoài ra, nó còn duy trì nguồn cung cấp giày dép ổn định và chất lượng cao có uy tín và thương hiệu cho toàn thế giới.
Trong số các nước có ngành công nghiệp sản xuất giầy dép lớn nhất tại EU thì Italia là nước có quy mô sản xuất lớn nhất và cũng là nước có vai trò chủ chốt trong ngành công nghiệp sản xuất giầy của khu vực. Hàng năm Italia là nước sản xuất gần một nửa lượng giầy dép được sản xuất tại EU với các loại giầy dép cao cấp. Tiếp theo là đến ngành công nghiệp sản xuất giầy dép tại Tây Ban Nha, Đức, Bồ Đào Nha, Pháp, Romani, Ba Lan, Anh…. Theo số liệu năm 2009 của hiệp hội da giầy EU thì tại Italia có 10.000 công ty sản xuất giày dép, Tây Ban Nha có trên 4.000 công ty, Bồ Đào Nha có gần 3.000 công ty, ngành sản xuất giày dép tại 3 nước này thu hút khoảng 350.000 lao động. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây thì ngành công nghiệp này đã có sự suy giảm do sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất giá thấp từ Trung Quốc hay Việt Nam…Kể từ năm 1995 tới nay do sự cạnh tranh khốc liệt mà tại Italia đa mất đi khoảng 5.000 công ty sản xuất giày dép.
Bảng1: Giá trị sản lượng của ngành công nghiệp giày dép EU từ 2005-2009 2005 2007 2009 Giá trị Triệu EUR Số lượng Triệu đôi Giá trị Triệu EUR Số lượng Triệu đôi Giá trị Triệu EUR Số lượng Triệu đôi Total EU 17108 849 16142 698 14527 539 Italy 7907 330 7248 260 7254 242 Tây Ban Nha 2186 171 2152 126 2006 108
Đức 1483 27 1522 25 1332 23 Bồ Đào Nha 1585 91 1485 86 1269 79 Pháp 1203 52 1180 39 1090 36 Romania 674 33 761 35 624 29 Áo 310 10 290 7 272 6 Ba Lan 275 43 262 45 241 41
Vương quốc Anh 341 20 247 12 239 11
Slovakia 156 13 151 13 184 16 Phần Lan 193 5 152 3 141 3 Hy Lạp 145 7 143 7 132 6 Bulgaria 91 7 108 7 122 9 Hungary 151 17 112 13 110 12 Hà Lan 106 4 92 4 72 3 Đan Mạch 68 3 47 2 46 2 Slovenia 57 2 40 2 34 2 Thụy Điển 39 1 33 1 31 1 Cộng hòa Séc 38 8 31 6 26 5 Bỉ 28 1 23 1 19 1 Ireland 26 1 24 1 18 1 Estonia 16 1 12 1 11 1 Lithuania 9 1 10 1 9 1 Latvia 9 0.4 9 0.5 8 0.4 Cyprus 12 1 8 0.5 7 0.4
Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates
Giai đoạn 2005 – 2009, giá trị sản xuất giầy dép tại EU đang có xu hướng giảm, năm 2005 sản xuất giầy dép tại EU đạt 17.108 triệu EUR, năm 2007 giá trị toàn ngành giảm còn 16.142 triệu EUR, đến năm 2009 giá trị sản xuất giầy dép chỉ đạt 14.527 triệu EUR. Nguyên nhân là do việc nhập khẩu giầy dép ngày càng nhiều từ các nước đang phát triển ngày càng làm mất đi thị phần của ngành sản xuất giày dép trong khối, cộng thêm việc khu vực EU rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 được coi là cuộc khủng hoàng lớn nhất từ trước đến nay, đã gây thiệt hại lớn
đến ngành công nghiệp sản xuất giầy dép, có khoảng 20% nhà máy sản xuất giầy dép tại EU đã phải đóng cửa.
Đứng trước tình hình thay đổi, tính cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng, ngành công nghiệp sản xuất giầy dép tại EU đang có xu hướng mới: chuyển dịch sản xuất sang thuê gia công tại các nước có chi phí thấp như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Brazil…;Còn các cơ sở sản xuấ tại EU thì có xu hướng thu hẹp lại quy mô sản xuất và chỉ tập trung sản xuất có trọng điểm, các sản phẩm giầy dép cao cấp cần sử dụng ít nhân công. Để củng cố lại, nâng cao vị thế và uy tín chất lượng sản phẩm của mình nên việc sản xuất ít hơn, có sự tập trung, chuyên môn hóa cao và chú trọng đến việc sản xuất ra các mặt hàng tính thời trang cao cấp, tập trung vào phục vụ đoạn thị trường những người có thu nhập cao, có khả năng chi trả cho những sản phẩm đắt tiền.
2.1.2.2. Tình hình tiêu thụ giày dép của thị trường EU
Mặc dù EU có ngành công nghiệp sản xuất giày dép phát triển song mới chỉ đáp ứng được khoảng 45%-50% nhu cầu trong khối, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu từ thị các nước ngoài khối. Chủ yếu các sản phẩm giầy dép nhập khẩu ngoài khối có nguồn gốc từ các nước đang phát triển, có giá tương đối thấp. Cho tới nay nhập khẩu từ các nước đang phát triển ngày càng có xu hướng tăng lên. Năm 2009, nhập khẩu từ các nước đang phát triển là 11,2 tỷ EUR (khoảng 42% tổng giá trị tiêu thụ giầy dép tại EU) chủ yếu từ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonexia, Brazil… Bốn nước nhập hàng đầu là Anh, Đức, Italia, Pháp chiếm khoảng 62% tổng mức nhập khẩu cả khối từ khu vực này. Còn đối với các nước thành viên mới của EU nhập khẩu khoảng 572 triệu EUR chiếm 5,1% trong tổng giá trị nhập khẩu chủ yếu từ các nước Romani, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hungary, Estonia…
Theo hiệp hội da giầy EU, thì 5 nước có mức tiêu thụ giầy dép lớn nhất - chiêm đến 72% tổng mức tiêu thụ của EU là Đức có mức tiêu thụ chiếm đến 17,3% trong tổng mức tiêu thụ giầy dép tại EU, tiếp đến là Pháp chiếm 16,6%, Anh: 16,3%, Italia:13,4%, Tây Ban Nha: 8,5%.
Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu giầy dép của EU giai đoạn 2003-2009
Đơn vị: Triệu EUR
10017 11108 11892 11741 9000 9500 10000 10500 11000 11500 12000 2003 2005 2007 2009
Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates
Theo biều đồ có thể thấy kim ngạch nhập khẩu giầy dép của EU có xu hướng tăng lên. Năm 2003 kim ngạch nhập khẩu đạt 10.017 triệu EUR, năm 2005 là 11.108 triệu EUR, năm 2007 lên đến 11.892 triệu EUR. Bước sang năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, người dân các nước EU đều có xu hướng cắt giảm chi tiêu nên kim ngạch nhập khẩu giầy dép có phần giảm đôi chút xuống còn 11.741 triệu EUR. Tuy nhiên theo phân tích của các nhà kinh tế thì đến năm 2010, kinh tế của các nước EU có xu hướng phục hồi vì vậy mà nhu cầu mua giầy dép người dân nơi đây cũng sẽ có chiều hướng tăng lên.
Những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu vào EU là giầy mũ gia chiếm khoảng 59%, tiếp đến là các loại giầy mũ cao su/plastic chiếm khoảng 15%, giầy mũ nguyên liệu dệt khoảng 9%. Hiện nay thì xu hướng tiêu dùng của người dân EU có sự chuyển hướng từ giầy da sang giầy vải, thiên về thích sử dụng chất liệu tự nhiên. Đối với phụ nữ thì có phần thiên về thời trang hơn, còn đối với thanh niên và trung niên thì thích giầy thể thao, mang tính trẻ trung và mạnh mẽ. Những xu hướng tiêu dùng này ngày càng thể hiện sự chú trọng cao hơn nữa vào chất lượng, kiểu dáng, xu hương thời trang bắt kịp với xu hướng thời trang của thể giới.
2.1.3. Những quy định pháp lý của EU đối với việc nhập khẩu giầy dép 2.1.3.1. Quy định về thuế quan 2.1.3.1. Quy định về thuế quan
Hiện nay EU đã có biểu thuế quan quy định cụ thể và rõ ràng đối với từng loại giầy dép theo từng mã hàng riêng, với mức thuế suất giao động từ 3-17% cho giá trị nhập khẩu của mỗi đôi. Bên cạnh biểu thuế quan này thì EU còn có các loại thuế khác như thuế chống bán giá, thuế suất ưu đãi (GSP) đối với hàng hóa xuất xứ từ các nước đang phát triển…. có tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu giầy dép sang EU.
Đối với giầy dép xuất xứ của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước thành viên của EU từ ngày 1/1/2009 sẽ không được hưởng mức thuế suất ưu đãi GSP với mức 3,5% dành cho những nước đang phát triển với lý do phía EU đưa ra là khi rà soát việc thực hiện GSP, EU nhận thấy ngành giày dép, một trong những ngành được hưởng GSP của Việt Nam đã phát triển trên mức trung bình là 19,9% tổng số kim ngạch nhập khẩu giày dép được hưởng GSP khi vào thị trường EU trong giai đoạn 2004-2006. Hơn nữa, ngành giày dép được hưởng GSP chiếm mức tỉ lệ trung bình là 49,1% trong tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu được hưởng GSP của Việt Nam. Trên cơ sở đó, phía EU đã đưa ra kết luận "Ngành giày dép của Việt Nam đã phát triển rất cạnh tranh và Việt Nam đã không còn quá phụ thuộc vào xuất khẩu giày dép nữa". Như vậy, ngành giày dép Việt Nam sẽ không còn được hưởng ưu đãi GSP của EU.
Bên cạnh đó, ngành giầy dép Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn do bị áp thuế chống bán phá giá với giày mũ da xuất khẩu sang EU. Bắt đầu từ tháng 4 năm 2006, EU đã áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với giày mũ da Việt Nam là 16,8%. Sau đó, đến tháng 10/2006 mức thuế được điều chỉnh lại là 10% (chưa cộng với mức thuế hiện hành) với 33 mã hàng giầy mũ da của Việt Nam, có thời hạn 2 năm. Và sau hai năm, ở trước thời điểm tháng 10/2008, khi thời hạn 2 năm áp thuế chống bán phá giá giầy mũ da Việt Nam sắp hết, Ủy ban châu Âu ra quyết định rà soát lại đối với giầy mũ da Việt Nam. Cuối cùng Ủy ban châu Âu đã đưa ra quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam thêm 15 tháng nữa bắt đầu từ tháng 12/2009 bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam và nhiều doanh nghiệp tại EU. Việc Việt Nam tiếp tục bị áp thuế chông bán phá giá thêm 15 tháng nữa sẽ gây không ít khó khăn và thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU.
2.1.3.2. Các quy định phi thuếYêu cầu về nhãn mác: Yêu cầu về nhãn mác:
EU có quy định chung về việc dán nhãn giày dép, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết cho người tiêu dùng và đề phòng sự khác biệt của các nguồn luật quốc gia khác. Chỉ thị 94/11/EC đã đưa ra các yêu cầu về nhãn mác đối với các sản phẩm đi chân buốn bán tại thị trường EU. Chỉ thị này đã được tiêu chuẩn hóa trong EU nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng biết được họ đã mua sản phẩm đi chân làm từ chất liệu nào. Dán nhãn mác đúng và đẩy đủ là trách nhiệm của người sản xuất và nhập khẩu.
Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho tất cả sản phẩm đi chân trừ:
- Trang bị bảo vệ cá nhân, ví dụ như giày ống có mũi bọc thép - Sản phẩm đi chân đã qua sử dụng
- Sản phẩm đi chân làm đồ chơi
- Sản phẩm đi chân được chỉ thị trong Chị thị 76/769/EEC, vị dụ như giày ống có chứa chất a-mi-ăng.
Yêu cầu dán nhãn mác:
Sản phẩm đi chân phải được dán nhãn sao cho người tiêu dùng có thể đọc được các thông tin về thành phần của các bộ phận của sản phẩm đó. Thông tin phải có kèm theo hình ảnh minh họa hoặc nguyên bản (ngôn ngữ sử dụng do quốc gia mua hàng quy định). Nhãn mác phải dễ nhìn và được đính chắc chắn, ví dụ như đính trên một chiếc giày của một đôi giày.
Kết cầu của sản phẩm đi chân:
Nhãn mác phải cho biết loại vật liệu được dùng để sản xuất ít nhất là 80% của: - Bề mặt trên của sản phẩm
- Bề mặt lớp lót và miếng lót bên trong của sản phẩm - Khối lượng đế của sản phẩm
Nếu như không có vật liệu nào chiếm tới 80% bề mặt trên và khối lượng đế như yêu cầu ở trên thì nhãn mác phải ghi rõ hai loại vật liệu chính được dùng để sản
xuất các bộ phận đó của sản phẩm. Nhãn mác không cần nêu các phụ liệu đi kèm với phần trên của sản phẩm như khóa, miếng cài mắt cá chân…vv
Đối với da giày thì quy định về nhãn mác là bắt buộc, như trong Hướng dẫn Quy định về nhãn mác giày EU 94/11/EC. Trong nhãn mác này cần nêu những thông tin liên quan đến bộ phận của chiếc giày như: phần bên trên của đế giày, lớp lót giày, đế trong/ngoài… Cùng với đó là những nguyên tắc hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, yêu cầu về nhãn mác cho giày EU nhập khẩu còn thể hiện ở chỗ: đi kèm theo sản phẩm cần phải có một bộ các hình vẽ để biểu thị những bộ phận cấu thành lớn nhất của sản phẩm đó. Các hình vẽ thường được sử dụng là hình vuông hay hình thoi.
Nhà sản xuất, nhập khẩu, hoặc bán đồ đi chân thì phải đảm bảo dán nhãn có ghi đầy đủ tên các bộ phận cấu thành, ví dụ mũi giày, lớp lót, đế ngoài. Các vật liệu phải được ghi rõ theo một trong bốn cách sau: da, da được tráng phủ, vải dệt, loại khác.
Tiêu chuẩn về kích cỡ:
Ngoài kích cỡ thống nhất theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, được biết đến với tên gọi hệ thống kích cỡ giày Mondopoint, tại EU vẫn còn 2 hệ thống tiêu chuẩn về kích cỡ khác:
- Hệ thống kích cỡ Châu Âu lục địa (thường được sử dụng) - Hệ thống kích cỡ của nước Anh.
Các khách hàng EU thường nhập khẩu tối thiểu từ 12 -18 đôi/mẫu giày. Sự phân loại kích cỡ giày cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của các nước EU thường theo như bảng đưới đây:
Bảng 2 : Bảng phân loại kích cỡ giầy cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của EU
Số lượng đôi
Cỡ giày cho nam
Số lượng đôi
Cỡ giày cho nũ Cỡ
thường
Cỡ nửa
Bình thường thườngCỡ
Cỡ nửa bình thường 1 40 1 36 40.5 1 36.5 2 1 41 2 1 37 1 41.5 1 38 3 2 42 3 2 38.5 2 43 2 39 3 2 43.5 3 2 39.5 1 44 1 40 2 1 44.5 2 1 40.5 1 45 1 41 Nguồn: http://www.cbi.eu
Kích cỡ giày dép đối với nữ giới thường từ 36 – 41 còn nam giới từ 40 – 45. Tuy nhiên, có một số nước phía Bắc Âu như Hà Lan hay các nước thuộc vùng Scandinavia có những kích cỡ lớn hơn.
Về độ rộng của giày dép thì được quy định theo các chữ cái từ A đến K, trong đó A là cỡ rộng nhỏ nhất. Cỡ rộng tiêu chuẩn là cỡ G. Các quy định khác về độ rộng, như đối với nhãn hiệu đắt tiền hoặc với sản phẩm trẻ em được sử dụng ít phổ biến hơn.
Yêu cầu về đóng gói:
Hàng nhập khẩu từ những nước đang phát triển vào EU thường có khoảng cách rất xa, do vậy công tác đóng gói sản phẩm cần được lưu tâm. Các loại giày da