Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina.doc (Trang 25 - 26)

IV. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

5.Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương

Luật Thương mại 2005

5.1. Yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHHQT nói riêng và hợp đồng MBHH nói chung được áp dụng khi có các căn cứ do pháp luật quy định. Để kết luận một bên có vi phạm hợp đồng hay không cần xem xét các vấn đề là:

- Có hành vi không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng đã giao kết; - Bên vi phạm hợp đồng có lỗi;

- Thiệt hại;

- Thiệt hại mà bên vi phạm phải gánh chịu có nguyên nhân trực tiếp là hành vi trái pháp luật của bên vi phạm hợp đồng.

5.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT

Các loại chế tài được áp dụng khi có hành vi vi phạm trong thương mại nói chung được quy định trong Điều 292 Luật Thương mại 2005: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp đồng. Các bên cũng có thể thoả thuận các biện pháp khác không trái với luật được áp dụng trong hợp đồng, các điều ước quốc tế, tập quán thương mại mà các bên thoả thuận áp dụng…

5.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297 Luật Thương mại 2005)

Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng (như giao hàng không đúng đối tượng, quy cách phẩm chất… quy định trong hợp đồng) thì bên có quyền được yêu cầu họ phải thực hiện., nếu không phải thanh toán theo giá trị thị trường (các bên thoả thuận áp dụng giá thị trường) của hàng hoá. Nếu bên có nghĩa vụ gây ra thiệt hại cho bên có quyền thì phải bồi thường cả thiệt hại sau khi đã thanh toán giá trị hàng hoá cho bên có quyền.

5.2.2. Phạt vi phạm hợp đồng (Điều 300 Luật Thương mại 2005)

Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, nhưng tổng mức phạt không 8% gía trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

5.2.3. Bồi thường thiệt hại (Điều 302 Luật Thương mại 2005)

Bồi thường thiệt hại áp dụng khi có tổn thất do vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thât thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định Điều 303 Luật Thương mại 2005.

5.2.4. Huỷ hợp đồng (Điều 312 Luật Thương mại 2005)

Huỷ hợp đồng bao gồm huỷ một phần hợp đồng, hay huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng. Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Luật Thương mại 2005 còn quy định về việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308), đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310) và các trường hợp miễn trách (Điều 294). Với các trường hợp miễn trách, các bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh cho trường hợp miễn tranh của mình.

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina.doc (Trang 25 - 26)