II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT
2. Kiến nghị về phía Công ty Indochina
2.3. Đối với quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT
Thực hiện hợp đồng MBHHQT là một quá trình phức tạp, yêu cầu người thực hiện phải có hiểu biết pháp luật quốc gia, luật quốc tế, tập quán thương mại cũng như kinh nghiệm trong hoạt động MBHHQT. Để quá trình thực hiện hợp đồng được nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm được thời gian, chi phí, Indochina nên:
- Với thủ tục hải quan, một trong những thủ tục mất nhiều thời gian, chi phí. Cán bộ thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ giấy tờ cần thiết theo đúng yêu cầu. Nhận hàng, xếp hàng đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra của cơ quan Hải quan, tránh bị nhiễu sách, gây khó khăn cho thủ tục hải quan.
- Khi nhận hàng, Indochina cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết để việc nhận hàng thuận lợi. Chú ý kiểm tra, xác nhận hàng hoá so sánh số lượng, chất lượng, mã kí hiệu… với quy định đã thoả thuận trong hợp đồng. Khi thấy sai sót thì yêu cầu thực hiện giám định hàng hoá, thông báo cho đơn vị bảo hiểm, đối tác về sự sai sót đó. Indochina nên thương lượng với đối tác để tiết kiệm thời gian, chi phí và duy trì quan hệ làm ăn lâu dài.
Ngoài ra, ngay khi hợp đồng đã ký kết, Indochina cần chủ động giục đối tác nhanh chóng thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng như mua bảo hiểm hàng
hoá (nếu đối tác là bên mua); mở L/C (nếu hợp đồng quy định mở L/C), chuyển đầy đủ giấy tờ theo thoả thuận để việc giao hàng, nhận hàng được diễn ra thuận lợi.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thì vai trò của hoạt động thương mại quốc tế là đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước nhà. Rất nhiều chính sách kinh tế, văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động TMQT được ban hành, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực này. Sự kiện Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới đầu 2007 vừa qua là bàn đạp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hoạt động TMQT nói chung và hoạt động MBHHQT nói riêng.
Hoạt động MBHHQT của Công ty TNHH Vật tư Khoa học kỹ thuật Đông Dương - Indochina đã được tổ chức thực hiện rất hiệu quả từ khi Công ty được thành lập và đi vào hoạt động đến nay. Mỗi năm, Indochina ký khoảng 150 hợp đồng các loại, trong đó có khoảng 90 hợp đồng MBHHQT. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, và đến nay chưa để xảy ra tranh chấp nào phải dẫn đến kiện tụng. Những kết quả này là cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Indochina. Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina mặc dù có những khó khăn nhất định, song Công ty đã không ngừng tìm giải pháp, khắc phục khó khăn, để hoạt động MBHHQT của Công ty đạt hiệu quả cao.
Với những kiến thức được học tập tại trường, và những kiến thức thu nhận được qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Vật tư Khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng MBHHQT. Về phía Indochina, tôi cũng có một số kiến nghị với mong muốn góp phần nào vào việc tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động MBHHQT của Indochina hiện nay.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy PSG.TS Trần Văn Nam, ThS Nguyễn Vũ Hoàng – Khoa Luật – Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tôi chân thành cảm ơn ông Đào Việt Trung – Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương – Indochina
cùng nhân viên các phòng ban đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tìm hiểu về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của Công ty suốt thời gian qua. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, và các bạn sinh viên để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
PHỤ LỤC
Phụ lục1. 62 quốc gia thành viên của Công ước Viên 1980 (theo số liệu cập
nhật ngày 12/7/2004 từ trang www.jus.uio.no):
Lesotho, France, Hungary, Yugoslavia, Italy, USA, Finland, Sweden, Austria, Norway, Denmark, Germany, Chile, Singapore, Poland, Syria, Egypt, Arhentina, Zambia, Mehico, Australia, Belarus, Ukraine, Switzerland, Iraq, Bulgaria, Spain, Russian, Federation, Vincent and the Grenadines, Urugoay, Venezuela, Guinea, Canada, Romania, Ecuador, Uganda, Slovakia, Estonia, Czech Republic, Slovenia, Latvia, Bosnia and Herzegovina, Georgia, New Zealand, Moldova, Cuba, Lithuania, Belgium, Uzbekistan, Luxembourg, China, Netherlands, Greece, Mongolia, Burundi, Colombia, Croatia, Ghana, Honduras, Kyrgystan, Mauritania, Peru.
Phụ lục 2
Incoterms được công bố và áp dụng vào năm 1936, sau đó văn bản này đã được sửa đổi vào các năm 1953, 1980, 1990 và năm 2000. Incoterms quy định 13 điều kiện thương mại quốc tế được chia thành bốn nhóm: Nhóm E, Nhóm F, Nhóm C và Nhóm D. Bản quy tắc này đã được áp dụng rộng rãi trong quan hệ buôn bán thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Dân sự Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005;
2. Bộ luật Tố tụng Dân sự Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004;
3. Luật Thương mại do Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/12/2001; 4. Luật Doanh nghiệp do Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày
25/12/2001;
5. Nghị quyết số 35/2005/QH 11ngày 14/6/2005 về việc thi hành Bộ luật Dân sự 2005;
6. Luật Tổ chức Toà án Nhân dân năm 2002; 7. Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003;
8. Pháp lệnh Luật sư do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua này 25/7/2001;
9. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
10. Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998/NĐ-CP;
11. Nghị quyết sô 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại;
12. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại;
13. Tổng cụ Hải quan, (1998), Các văn bản hướng dẫn thi hành nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các quy định liên quan đến cải cách thủ tục hải quan ở cửa khẩu, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội;
15. Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá.
II. GIÁO TRÌNH VÀ SÁCH THAM KHẢO
1. Nguyễn Hợp Toàn (chủ biên): Giáo trình Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. NXB Thống kê 2005;
2. Trần Văn Nam, Trần Thị Hoà Bình (đồng chủ biên): Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội. NXB Lao động xã hội 2005; 3. Giáo trình Luật Thương mại - Đại học Luật Hà Nội. 2006.
4. Bùi Xuân Nhự (chủ biên): Giáo trình tư pháp quốc tế - Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân 1997;
5. Lê Mai Anh (chủ biên): Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. 2006;
6. Vũ Hữu Tửu: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. NXB Giáo dục Hà Nội. 2002; 7. Nguyễn Vũ Hoàng: Giải quyết tranh chấp Thương mạ quốc tế bằng con đường
Toà án. NXB Thanh Niên. 2004;
8. Nguyễn Vũ Hoàng: Các liên kết kinh tế Thương mại quốc tế. NXB Thanh Niên 2003;
9. Nguyễn Hồng Thao: Toà án công lý Quốc tế. NXB Chính trị quốc gia. 2002;
10. Nguyên tắc hợp đồng Thương mại quốc tế. Người dịch: Lê Nết. NXB TP HCM. 1999;
11. Phan Thị Thanh Hồng: Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. NXB Lao Động 2005;
12. Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Ngọc Thiết (đồng chủ biên): Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. NXB Thanh Niên. 2003.
III. BÁO, TẠP CHÍ VÀ TRANG MẠNG
1. Hoàng Phước Hiệp: Việt Nam gia nhập WTO và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Tạp chí Luật Học số 1/2007;
2. Mộc Hàn: Ý thức pháp luật của người dân trong tiến trình hội nhập. Tạp chí pháp lý số (1-2)/2007;
3. Phạm Sỹ An: Ổn định tăng trưởng kinh tế năm 2006. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 03/2007;
4. Lê Nguyễn: Luật đi vào đời sống xã hội, nếu…. Tạp chí pháp lý sô tháng 12/2007; 5. Phạm Văn Hùng: Đổi mới quan niệm về pháp luật - khởi điểm của quá trình hoàn
thiện hệ thống pháp luật. Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 5/2007;
6. Thái Vĩnh Thắng: Bàn về pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Tạp chí Luật học số 11/2007;
7. Dương Anh Sơn: Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương. Tạp chí KHPL số 6/2004 phiên bản html: http://hcmulaw.edu.com. Truy cập: 6/3/2008; 8. Phan Thị Thanh Hồng: Một số vấn đề cần lưu ý nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý
của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. http://vietsmall.wordpress.com Truy cập 6/3/2008;
9. Vũ Hữu Tửu: Incoterms trong mua bán hàng hoá quốc tế. Bài viết hỗ trợ kinh doanh trang mạng: http://laocai.com. Truy cập: 6/3/2008;
10.QN: Kỹ thuật đàm phán Thương mại quốc tế. Trang mạng: http://vietnamese-law-
consaltancy.com. Truy cập:10/3/2008;
11.Báo cáo Thương mại 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Trang mạng: http://mot.gov.vn. Truy cập 24/12/2007.
III. MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC
1. Các tài liệu của Công ty TNHH Indochina cung cấp: - Điều lệ của Công ty;
- Thuyế minh báo cáo Tài chính năm 2005, 2006, 2007; - Gới thiệu năng lực kinh doanh
- Các hợp đồng MBHHQT Công ty đã thực hiện trong hai năm 2006, 2007; - Và các tài liệu liên quan khác.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I: ... 3
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ ... 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ ... 3
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ... 3
1.1. Khái niệm ... 3
2. Nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ... 6
2.1. Điều ước quốc tế ... 6
2.2. Luật quốc gia ... 7
2.3. Án lệ ... 8
2.4. Tập quán thương mại quốc tế ... 8
II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 ... 8
1. Phạm vi áp dụng ... 9
2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ... 9
2.2. Giao kết hợp đồng MBHHQT ... 9
2.2.1. Chào hàng (Offer order) ... 9
2.2.2. Chấp nhận chào hàng (Accept order) ... 10
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ... 10
3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán ... 10
3.1.1. Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hoá ... 10
3.1.2. Quyền của bên bán ... 10
3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua ... 11
3.2.1. Quyền của bên mua ... 11
3.2.2. Nghĩa vụ của bên mua ... 11
4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá ... 11
4.1. Tiếp tục thực hiện hợp đồng ... 12
4.2. Bồi thường thiệt hại ... 12
4.3. Huỷ hợp đồng ... 12
III. CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG INCOTERMS VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ ... 13
1. Nhóm điều kiện E ... 14
2. Nhóm các điều kiện F ... 14
3. Nhóm điều kiện C ... 15
Là nhóm điều kiện mà người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình tại nơi gửi hàng, có thêm nghĩa vụ tổ chức vận tải hàng hoá và chịu chi phí vận tải cho chặng vận chuyển quốc tế. Người bán chỉ chịu rủi ro đến khi họ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, tức là thời điểm hàng hoá được gửi đi. Người bán cần quan tâm đến ngày giao hàng cho người vận chuyển chứ không cần quan tâm thoả thuận ngày hàng đến nước của người mua. Nhóm điều kiện này có hai nhóm nhỏ theo phương thức vận tải: vận chuyển bằng đường biển:Tiền hàng và cước phí CFR – Cost and Freight; và Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí CIF – Cost, Insurance and Freight; vận chuyển bằng mọi phương tiện vận tải kể cả đường biển và vận tải đa phương thức: Cước phí trả tới CPT – Carriage Paid To; và Cước phí và bảo hiểm trả tới CIP – Cost, Insurance Paid to. ... 15
4. Nhóm đìều kiện D ... 15
IV. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ... 15
1. Thời kỳ trước năm 1997 ... 15
2. Thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2005 ... 16
3. Thời kỳ từ năm 2005 đến nay ... 18
4.1. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ... 20
4.1.1. Giao kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện thoả thuận ý chí giữa các bên ... 20
4.1.2. Điều kiện về chủ thể ... 20
4.1.3. Điều kiện về người có thẩm quyền giao kết hợp đồng ... 21
4.1.4. Điều kiện về đối tượng của hợp đồng ... 21
4.1.5. Điều kiện về nội dung của hợp đồng ... 21
4.1.6. Điều kiện về hình thức của hợp đồng ... 22
4.2. Giao kết hợp đồng MBHHQT ... 22
4.2.1. Cách thức giao kết hợp đồng ... 22
4.2.2. Thời điểm giao kết hợp đồng ... 23
4.3. Thực hiện hợp đồng MBHHQT ... 23
4.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người bán ... 24
4.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người mua ... 24
5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương mại 2005 ... 25
5.1. Yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ... 25
5.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT ... 25
5.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297 Luật Thương mại 2005) ... 25
5.2.2. Phạt vi phạm hợp đồng (Điều 300 Luật Thương mại 2005) ... 25
5.2.3. Bồi thường thiệt hại (Điều 302 Luật Thương mại 2005) ... 26
5.2.4. Huỷ hợp đồng (Điều 312 Luật Thương mại 2005) ... 26
V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG MBHHQT ... 26
1. Tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT ... 26
1.1. Khái niệm ... 26
1.2. Các điều khoản liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT
... 26
1.2.1. Chọn luật áp dụng ... 26
1.2.2. Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT ... 27
1.3. Lý do phát sinh tranh chấp ... 27
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT ... 28
2.1. Thương lượng giữa các bên ... 28
2.2. Hoà giải giữa các bên ... 28
2.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài ... 29
2.4. Giải quyết tranh chấp tại Toà án ... 30
CHƯƠNG II: ... 31
THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY INDOCHINA ... 31
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY INDOCHINA ... 31
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ... 31
2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty ... 33
2.1. Sơ đồ cấu trúc ... 33
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ... 34
2.3. Nhân lực ... 35
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ... 37
3.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ... 37
3.2. Mặt hàng kinh doanh ... 38
1.3. Thị trường hoạt động kinh doanh của Indochina ... 40
4. Tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina trong những năm gần đây ... 42
II. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MBHHQT TẠI INDOCHINA ... 43
1. Thực tiễn giao kết hợp đồng MBHHQT tại Indochina ... 43