Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công Ty Sông Đà.docx (Trang 65 - 70)

- Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

2.2.Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

Tổng Công ty áp dụng và tuân theo những quy định về chế độ tài chính kế toán của Nhà Nước và có những thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của Nhà Nước.

Hiện nay, Tổng công ty áp dụng Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Theo đó, báo cáo tài chính được lập bao gồm 04 mẫu biểu bắt buộc theo quy định của Nhà Nước, gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.

Cuối niên độ kế toán và giữa niên độ kế toán Tổng công ty lập Báo cáo tài chính riêng của Tổng công ty tại Văn phòng trụ sở chính cùng với báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên gửi lên Tổng công ty sẽ lập nên Báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn Tổng công ty. Cụ thể hệ thống báo cáo tài chính tại công ty con và Tổng công ty như sau:

Báo cáo tài chính tại các công ty con:

Công ty con là những công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ do đó, công ty con sẽ tự lập báo cáo tài chính tại đơn vị mình trên cơ sở toàn bộ số liệu phát sinh tại đơn vị.

Những công ty con này nếu có công ty con khác nữa thì sẽ lập báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở báo cáo tài chính tại đơn vị mình và báo cáo tài chính của công ty con(cấp thấp hơn).

Báo cáo tài chính tại các công ty con bao gồm: báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài chính cuối niên độ; định kỳ gửi báo cáo cho Tổng công ty theo thời gian mà Tổng công ty quy định. Theo quy định của Tổng công ty, đối với báo cáo tài chính giữa niên độ ( báo cáo tài chính quý) thời gian chậm nhất phải gửi báo cáo là ngày 15 tháng đầu tiên của quý sau; đối với báo cáo tài chính năm thời gian chậm nhất là ngày 25 tháng 01 của năm sau. Tuy nhiên thực tế việc gửi báo cáo của các công ty con đều bị chậm trễ.

Bảng cân đối kế toán:

Sau khi kiểm tra, đối chiếu số liệu của tất cả các tài khoản, công ty sẽ chốt số liệu và lập Bảng cân đối phát sinh các tài khoản

Bảng cân đối kế toán được lập căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của năm trước và số dư các tài khoản từ loại 1 đến loại 4 trên bảng cân đối phát sinh các tài khoản của công ty.

Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán nhìn chung được lập đúng mẫu biểu theo QĐ 15, có phân loại tài sản thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ mang tính tương đối và chưa chính xác. Ví dụ: trên sổ sách của công ty Sông Đà 3, khoản phải thu khách hàng từ công trình thủy điện Sêsan đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2004 và đã nhận được thanh toán 95% giá trị công trình, còn 5% sẽ thu vào năm 2009 sau khi hết hạn bảo hành công trình thì đơn vị lại để số tiền này vào chỉ tiêu “ Phải thu khách hàng ngắn hạn” thay vì chỉ tiêu “Phải thu khách hàng dài hạn”; hoặc việc sắp xếp số dư của một số tài khoản vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán còn chưa chính xác, ví dụ: số dư tài khoản 141 – Tạm ứng - phải được đưa vào chỉ tiêu “ Các khoản phải thu khác” thay vì chỉ tiêu “ Tài sản ngắn hạn khác”.

Ngoài ra, việc theo dõi công nợ phải thu nội bộ và phải trả nội bộ chưa được các công ty lưu ý để khi lập báo cáo tài chính phải loại trừ các khoản phải thu và phải trả nội bộ tương ứng. Việc này dẫn đến số liệu trên Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn lớn hơn so với thực tế.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên tổng số phát sinh trên các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 trên Bảng cân đối phát sinh các tài khoản.

Nội dung của các khoản mục cấu thành báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: bao gồm doanh thu từ hoạt động xây lắp, từ dịch vụ tư vấn đầu tư – xây dựng, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp …

- Các khoản giảm trừ doanh thu: bao gồm các khoản như: giá trị vật liệu không đủ chất lượng trong sản xuất công nghiệp phải giảm giá cho khách hàng…

- Giá vốn hàng bán: được xác định là toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trực tiếp của tất cả các loại hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sau khi loại trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình hoạt dộng kinh doanh của công ty như chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, phụ cấp lương, tiền ăn ca, trợ cấp mất việc làm theo luật định, các khoản trích nộp theo lương, khấu hao TSCĐ, các dịch vụ thuê ngoài, các khoản dự phòng, các khoản chi thưởng, nghiên cứu khoa học…

- Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu từ hoạt động đầu tư (liên doanh, liên kết), thu từ hoạt động mua bán chứng khoán, thu từ hoạt động cho thuê tài sản, thu lãi tiền gửi ngân hàng, thu nhập về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo quy định.

- Chi phí tài chính bao gồm: chi phí cho các hoạt động mua bán chứng khoán, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chi phí lãi vay cho số vốn huy động trong kỳ. - Thu nhập khác: là các khoản thu từ việc bán vật tư, hàng hóa, công cụ dụng

cụ đã phân bổ hết hoặc hư hỏng; thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ đã khấu hao hết; thu từ các khoản nợ phải thu đã thanh lý nay thu hồi được, những khoản thuế phải nộp đã được Nhà Nước giảm.

- Chi phí khác: là các khoản chi phí liên quan đên nhượng bán, thanh lý tài sản, giá trị tổn thất tài sản sau khi đã trừ đi các khoản bồi thường theo quy định, chi phí thu hồi cho các khoản nợ đã xóa và các chi phí khác.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: là khoản tiền thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải nộp phát sinh trong kỳ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hầu hết các công ty đều lập theo phương pháp trực tiếp, một số công ty sử dụng phương pháp gián tiếp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở số liệu của Bảng cân đối kế toán, sổ sách của tài khoản 111 – Tiền mặt và tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra còn căn cứ vào một số biểu mẫu chi tiết như : Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ, Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ…

Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các công ty con thường lấy số liệu của từng tài khoản đối ứng trên sổ sách của tài khoản 111 – Tiền mặt và tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng. Việc này dẫn đến một số chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không phản ánh đúng tình hình luân chuyển tiền cho từng loại hoạt động. Ví dụ: trong kỳ công ty Sông đà 2 mua TSCĐ là 01 dây chuyền sản xuất xi măng. Khi thanh toán tiền cho người bán công ty đã hạch toán qua tài khoản 331 – Phải trả người bán - nên khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, khoản này công ty cho vào chỉ tiêu “ Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ” ở phần “Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh” mà đáng ra khoản này phải ở chỉ tiêu “ Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” ở phần “ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư”

Thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính được các công ty trình bày đầy đủ, ngoài các thông tin chi tiết về đặc điểm kinh doanh, chế độ kế toán áp dụng cũng như các chính sách khác, các công ty còn thuyết minh rõ ràng cho các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên công ty lại không hề có sự thuyết minh nào đối với các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo tài chính tại Tổng công ty:

Các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạn chế nên không lập báo cáo tài chính mà gửi số liệu về văn phòng tổng công ty. Trên cơ sở số liệu phát sinh của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

văn phòng và các đơn vị trực thuộc gửi về, Tổng công ty lập báo cáo tài chính chung cho văn phòng và các đơn vị trực thuộc.

Sau khi có được báo cáo tài chính chung tại văn phòng và các đơn vị trực thuộc cùng báo cáo tài chính của các công ty con gửi về, Tổng công ty sẽ lập hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn Tổng công ty.

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập bằng cách cộng theo dòng và cột tương ứng trên báo cáo của Tổng công ty và các đơn vị thành viên, cụ thể:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công Ty Sông Đà.docx (Trang 65 - 70)