III: CÁC KIẾN NGHỊ VỚI TỔNG CÔNG TY VÀ NHÀ NƯỚC 1.Các biện pháp từ phía công ty.
d. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Tay nghề của công nhân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và năng suất lao động của công ty. Công ty cần có biện pháp đào tạo nâng cao tay ngeef của công nhân sản xuất, tuyển chọn lao động lành nghề khuyến khích nâng cao năng xuất lao động, sáng tạo trong sản xuất.
Đào tạo đội ngũ công nhân viên làm công tác xuất khẩu, cần giửi các nhân viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời cho họ tiếp xúc với công việc để tích luỹ kinh ngiệm, các nhân viên này cần có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài, đồng thời họ phải biết cách kinh doanh và phong cách kinh doanh của người nước ngoài để có cách cư sử hợp lý. Các nhân viên này cần có nghệ thuật bán hàng, am hiểu về sản phẩm, biết giao tiếp với khách hàng để tạo ra sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm. Toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty phải đồng tâm nhất trí nâng cao chất lượng sản phẩm.
e. Hoàn thiện bộ máy của công ty.
Bộ máy quản lý là đIều khiển hoạt động của công ty. Có một bộ quản lý tốt thì công việc kinh doanh sẽ tốt. Bộ máy quản lý là mấu chốt của hoạt động kinh doanh được ổn định. Thông qua quản lý các cán bộ quản lý có thể kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Để có bộ máy quản tốt công cần làm:
- Xây dựng chiến lược đào tạo con người, cả đối với cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật cũng như các nhân viên, chú trọng nâng cao năng lực trình độ cán bộ, năng xuất, chất lượng và hiệu quả công việc của từng người. Coi đây là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng chế độ phân phối tiền lương nhằm thu hút và giữa chất xám, khuyến khích những người có năng lực, có trình độ có trách nhiệm, có năng xuất chất lượng và hiệu quả cao. Xoá bỏ phân cấp tiền lương bình quân chủ nghiã.
- Tăng cường công tác hạch toán nội bộ công ty, thực hiện triệt để cơ chế sản phẩn cho các đơn vị và một số phòng ban trong cong ty nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của mọi người và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sắp xếp lại bộ máy công ty sao cho gọn nhẹ, nhưng năng động và hiệu quả, giảm số lượng nhưng tăng về chất lượng đáp ứng được tốt nhu cầu kinh doanh trong cớ chế thị trường hiện nay.
a> Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
b>Sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật đã đưa khoa học kĩ thuật trở thành một nhân tố quan trọng có tính quyết định trong sản xuất. Sau tự động hoá la công ngệ thông tin. Máy móc tự động hoá làm giảm sức lao động của con người, tăng độ chính xác, công nghệ thông tin của quản lý dữ liệu, khai thác thông tin dữ liệu một cách chính xác. Hiện nay các dây chuyên sản xuất của công ty hầu hết đã lạc hậu và đã khấu hao gần hết. Do vậy, công ty cần phải áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cụ thể là: trang bị một dây chuyên sản xuất hiện đại nhằm tăng cường năng xuất, giảm chi phí. Bên cạnh đó cần trang bị một số thiết bị thông tin nhằm quản lý dữ liệu,píhaan tích dữ và khai thác thông tin. Để làm được việc này đòi hỏi công ty phảI có ọt số vốn nhất định, số vốn này khá lớn nên cần huy động từ các nguồn như xin nhà nước, vay ngân hàng, huy động từ các nguồn vốn khác.
Kiên quyết áp dụng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO- 9002 vào toàn bộ công ty. Coi đó là diều kiên để công ty có thể trụ vững trên thị trường.
2>/ Một số biện pháp từ phía Nhà nước và nghành.
Để công ty tồn tại và phát triển được không chỉ cần các biện pháp nằm tromg khả năng của công ty mà còn cần tác động của nhà nước và nghành.
a> Ôn định nền kinh tế - Xã hội.
Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đặc biệt là chính sách thương mại, luật, chính sách tiền tệ.. ..
Chính phủ kết hợp với bộ thương mại xây dựng chính sách thương mại phù hợp vừa khuyến khích vừa hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. PhảI thiết lập một chính sách thương mại mở cửa, kí các hiệp định thương mại với các chính phủ khác và các quốc gia khác. Đó chính là nỗ lực của chính phủ nhằm tìm kiếm thị trường, khách hàng cho các doanh ngiệp. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có các hiệp định song phương với các nước và các tổ chức khác. Đáng kể là hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU và hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tao cơ hội cho Việt Nam kinh doanh trên đất Mỹ trong đó có công ty Thượng đình. Chính phủ cần có kế hoạch xuất khẩu cho nền kinh tế, lập kế hoạch xuất khẩu cho từng ngành, mặt hàng thông báo và phân bổ hạn ngạch cho các doanh nghiệp chánh tình trạng còn hạn nghạch nhưng các doanh nghiệp không xuất khẩu dược vì không có thông tin.
- Hổ trợ thuế
Chính phủ có các biện pháp miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn như công ty da giầy Thượng Đình. Các doanh nghiệp này cần được hỗ trợ cả về thuế nhập khẩu nguyên vật liệu đàu vào và thuế xuất khẩu đầu ra, nên có một mức thuế hợp lý thì các doanh nghiệp yên tâm hơn trong sản xuất kinh doanh và tránh được tình trạng chố thuế, gian lận thương mại..,.. Do đó chính phủ nên giảm thuế để các doanh nghiệp có thể phát triển sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi.
- Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
Đó là xây dựng giao thông, bảo hiểm, ngân hàng. Nếu các cơ sở trên tốt thì hoạt động tiêu thụ sẽ diễn ra thuận lợi. Ngành ngân hàng phảI có các ngân hàng uy tín, các dịch at đIều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn thanh toán. Cần có các hãng vận tảI trong nước đáp ứng được nhu cầu chuyển hàng xuất khẩu. NgoàI ra dịch vụ bảo hiểm cũng không kém phần quan trọng nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của công ty nói riêng .
Cac cơ sở trên là nhân tố hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu góp phần làm cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi, nền kinh tế sẽ vững vàng hơn.
b>/ Các biện pháp hỗ trợ cho công ty.
- Vấn đề đầu tiên là vốn kinh doanh, hiên nay công ty thượng đình có vốn kinh doanh là 8 tỷ đồng, đó là số vốn nhỏ. Để công ty phát triển mạnh mẽ thì nhà nước và nghành cần cấp thêm vố. Vốn được cấp từng năm và theo khả năng sản xuất của công ty.
- Thứ hai là công nghệ phảI tiên tiến, công nghệ của công ty hiện nay là hầu hết đã lạc hậu, chỉ có một vàI dây chuyền mới. Do vậy công ty cần cự giúp đỡ của nghành và nhà nước về công ngeej tiên tiến tư vấn về công nghệ mới cần nhập.
- Thứ ba là công ty cần hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về kĩ thuật và quản ý, có thể đào tạo trong nước hoặc ra nước ngoàI để tiếp thu kĩ thuật mới,phương pháp quản lý tiên tiến.
- Thứ tư trong giai đoạn khó khăn hiện nay công ty cần có hạn ngạch xuất khẩu. Do vậy đề nghị nhà nước, nhành cấp hạn nghach để công ty có thể tăng sản lượng nhằm mở rộng quy mô sản xuất, phát triển công ty.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, doanh nghiệp phải bằng mọi cách tìm được chỗ đứng trên thị trường để tồn tại và phát triển. Để có được điều này tức là doanh nghiệp phải bằng mọi nỗ lực tập trung cho hoạt động bán hàng, đảm bảo hàng hoá của mình đáp ứng được với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời cùng với việc thoả mãn tốt nhu cầu người tiêu dùng để tăng thêm uy tín, tăng khả năng cạnh tranh từ đó có điều kiện để phát triển bền vững và lâu dài. Qua đó có thể thấy quản trị bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nên cần phải nghiên cứu tìm hiểu nó để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Qua thời gian thực tập tại công ty Giầy Thượng Đình, tập trung nghiên cứu công tác quản trị bán hàng của công ty, em có thêm được những hiểu biết về hoạt động này. Cùng với kiến thức đã được học, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp "Giải pháp hoàn thiện về mặt tổ chức và lực lượng bán hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường nội địa”.
Ngoài những nỗ lực của bản thân, cùng sự giúp đỡ của các cô, chú trong công ty và thầy giáo hướng dẫn đã giúp tôi hoàn thành đúng tiến độ về thời gian quy đinhj của nhà trường.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các cô, chú trong công ty, các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp.
Danh sách tài liệu tham khảo
1. Quản trị bán hàng- James M.Comer 1995
2. Quản trị doanh nghiệp thương mại - Phạm Vũ Luận, ĐHTM 1995 3. Phân tích kinh doanh thương mại và dịch vụ- Trần Thế Dũng, ĐHTM 1995
4. Marketing thương mại - Nguyễn Bách Khoa 1995 5. Marketing căn bản - Phillip Kotler 1995
6. Chiến lược và chính sách kinh doanh - NXB Thống kê 1996 7. Giáo trình quản lý doanh nghiệp – Công nghiệp ĐHKTQD. 8. Tạp chí chuyên ngành da giầy Việt Nam -1998-2002
9. Tạp chí công nghiệp và niên giám thống kê-Sở Công nghiệp Hà Nội
10. Tài liệu lịch sử hình thành và phát triển công ty.
11. Báo cáo tổng kết các năm 2000, 2001, 2002 của công ty Giầy Thượng Đình