Xây dựng kế hoạch, chính sách để triển khai, tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Ví dụ:
· Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường 5 năm, 10 năm
· Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác về bảo vệ môi trường
· In tờ rơi về các thông tin, biện pháp bảo vệ môi trường
2.5.2. Người dân
cần tìm hiểu và vận động người khác thực hiện tốt các chương trình, quy định về bảo vệ môi trường.
Ví dụ:
· Tham gia các buổi mitting, nói chuyện về bảo vệ môi trường
· Tham gia các cuộc thi, các cuộc vận động về môi trường
Phần luyện tập
Ø Câu hỏi trên lớp
Câu 1. Công cụ pháp lý hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Câu 2. Việc thực hiện ISO nói chung và 14000 nói riêng của các doanh nghiệp là tự nguyện, vậy tại sao lại xếp vào nhóm công cụ pháp lý?
Câu 3. Cơ quan nào sẽ cấp chứng chỉ ISO?
Câu 4. Sự khác nhau giữa ISO 9000 và ISO 14 000? Câu 5. Các công cụ khoa học phục vụ cho mục đích gì?
Câu 6. Quan trắc được hiểu như thế nào? Câu 7. Quan trắc môi trường là gì?
Câu 8. Xét về quy mô thì ĐTM và ĐMC, cái nào bao quát hơn? Câu 9. Nước thải là gì?
Câu 10.Vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường?
Ø Bài tập về nhà
Câu 1. Tại sao từ TCVN lại đổi thành QCVN?
Câu 2. Chất lượng môi trường nước hiện nay đã có bao nhiêu QCVN? Câu 3. Các QCVN được thay thế cho một số TCVN bắt đầu từ ngày nào? Câu 4. Phát triển bền vững là sự kết hợp của các hệ nào?
Câu 5. Mỗi giấy phép phát thải có giá trị tương đương bao nhiêu tấn CO2?
Câu 6. Theo thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT, môi trường tiếp nhận nước thải loại A, B, C, D là ở đâu?
Câu 7. Nhóm khoa học bao gồm các công cụ nào? Câu 8. Đối tượng của SXSH là?
Câu 9. So sánh quá trình keo tụ và quá trình tuyển nổi? Câu 10. Đặc tính của nước thải dệt nhuộm?
Ø Bài tập tổng hợp cuối chương
Câu 1. Ưu điểm của SXSH? Câu 2. Nhược điểm của SXSH?
Câu 3. Ưu điểm của công cụ tuyên truyền? Câu 4. Nhược điểm của công cụ tuyên truyền?