5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.2.7 Vị trí trả thuế của cổ đông 88.
Vị trí trả thuế của cổ đông ảnh hưởng lớn đến ý muốn chia lợi tức cổ phần. Ví dụ một doanh nghiệp do một vài cá nhân làm chủ, những người này đang ở mức phải trả một thuế suất lợi tức thật cao, doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng chia lợi tức cổ phần thấp. Các chủ nhân của doanh nghiệp muốn hưởng lợi nhuận dưới hình thức lời trên vốn hơn là lợi tức cổ phần vì lợi tức cổ phần phải chịu thuế lợi tức cá nhân nặng hơn.
Tuy nhiên cổ đông của một Công ty lớn, quyền sở hữu thuộc về một số cổ đông, sẽ chú trọng việc trả lợi tức cổ phần cao. Đôi khi có sự tương phản quyền lợi giữa cổ đông có lợi tức cao (tức thuế suất cao) và cổ đông có lợi tức thấp.
Ở trường hợp này, chính sách lợi tức cổ phần của doanh nghiệp là giải pháp dung hòa cho 2 loại cổ đông, tức là áp dụng một suất lợi tức cổ phần trung bình. Tuy nhiên, nếu một nhóm có ưu thế hơn, ví dụ như nhóm muốn chia lợi tức cổ phần ít, nhóm cổ đông còn lại muốn chia lợi tức nhiều sẽ tìm cách bán cổ phần của mình để mua các cổ phần nơi khác có lợi tức cổ phần cao. Như thế, chính sách lợi tức cổ
Xác định nhu cầu nguồn vốn, cơ cấu CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN tài chính, chính sách lợi tức Công ty Sacom
SVTH: NGUYỄN THANH HÙNG Trang 88 GVHD: Cô NGUYỄN THỊ THU HÀ
phần của doanh nghiệp, ở một mức độ nào đó đã quyết định về loại cổ đông và ngược lại.
Stt Loại hình cổ đông Số lượng cổ đông Số Cp nắm giữ Tỷ lệ sở hữu (%)
1 Cổ đông nhà nước (VNPT)
1 5,880,000 49
2 Cá nhân trong nước 1522 3,805,200 31.71
3 Cá nhân nước ngoài 5 69,600 0.58
4 Tổ chức trong nước 22 783,600 6.53
5 Tổ chức nước ngoài 1 696,000 5.8
6 Chưa xác định nhận sở hữu hoặc chưa
lưu ký
386,400 3.22
7 Cổ phiếu ngân quỹ 379,200 3.16
Tổng cộng 12,000,000 100
Bảng 27: Cơ cấu sở hữu tại thời điểm ngày 16/09/2002
Quyền sở hữu thuộc về một số lớn cổ đông do đó Công ty sẽ chú trọng việc trả lợi tức cổ phần cao.
Xác định nhu cầu nguồn vốn, cơ cấu CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN tài chính, chính sách lợi tức Công ty Sacom
SVTH: NGUYỄN THANH HÙNG Trang 89 GVHD: Cô NGUYỄN THỊ THU HÀ
KẾT LUẬN
Việc xác lập một cơ cấu tài chính tối ưu cho Công ty là vấn đề rất phức tạp. Vấn đề thiết lập một cơ cấu tài chính tối ưu đòi hỏi phải kết hợp cả hai yếu tố: Sự xét đoán cá nhân của nhà quản trị tài chính và các phân tích tính toán thực tế.
Cơ cấu tài chính chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Suất gia tăng doanh thu, Sự ổn định doanh thu, Cơ cấu cạnh tranh, Cơ cấu tài sản, Thái độ của Ban Giám Đốc, Thái độ của người cho vay hay chủ nợ. Ta thấy rõ rằng cơ cấu tài chính chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan như: Thái độ của Ban Giám Đốc, Thái độ của người cho vay hay chủ nợ. Riêng yếu tố suất gia tăng doanh thu thì sự dự đoán của mỗi người về tương lai cũng khác nhau.
Trong thực tế của một Công rất khó xác định được một cơ cấu tài chính tối ưu. Vì vậy, nhà quản trị tài chính thường quan tâm đến việc Công ty sử dụng ít hay nhiều nợ. Thông thường, nhà quản trị tài chính thường tập trung xác định một mức nợ “thận trọng” cho Công ty hơn là tìm kiếm một cơ cấu tài chính tối ưu. Mức nợ “thận trọng” được xác định phải bảo đảm mục tiêu sau: Vừa hưởng lợi từ việc dùng nợ vay nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau: Giữ rủi ro tài chính ở mức có thể kiểm soát được, Bảo đảm cơ cấu tài trợ linh hoạt, Cho phép Công ty duy trì tỷ số nợ mong muốn. Vì vậy, mức nợ “thận trọng” sẽ bảo vệ Công ty thoát khỏi rủi ro do việc dùng nhiều nợ nhưng vẫn bảo đảm cho Công ty tiếp cận được thị trường vốn.
Xác định nhu cầu nguồn vốn, cơ cấu CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN tài chính, chính sách lợi tức Công ty Sacom
SVTH: NGUYỄN THANH HÙNG Trang 90 GVHD: Cô NGUYỄN THỊ THU HÀ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản Trị Tài Chính, Nhà xuất bản Tp.HCM 1996, NGUYỄN VĂN THUẬN. 2. Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê, NGUYỄN HẢI
SẢN.
3. Doanh Nghiệp Bưu Chính Viễn Thông và Thị Trường Chứng Khoán, Nhà xuất bản Bưu Điện 2002, TS PHAN VĂN THƯỜNG.
4. Chứng Khoán và Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán, Nhà xuất bản Thống Kê, PTS. LÝ VINH QUANG.
5. Thị Trường Chứng Khoán Vận Hành Như Thế Nào, Nhà xuất bản Tp. HCM, HOÀI VĂN, LÊ ĐỨC NGA.
6. Các Phương Pháp Dự Báo Trong Bưu Chính Viễn Thông, Nhà xuất bản Bưu Điện, TS. NGUYỄN XUÂN VINH.
7. Khai Thác Nguồn Vốn Tín Dụng Nhà Nước Ưu Đãi Cho Đầu Tư Phát Triển, Nhà xuất bản Tài Chính 2002, PGS.TS THÁI BÁ CẨN.
8. Financial Management, Harcourt Brace College Publishers, EUGENE F. BRIGHAM, LOUIS C. GAPENSKI, MICHAEL C. EHRHARDT.
9. Corporate Finance Principles and Practice, Financial Times Pitman Publishing, DENZIL WATSON AND ANTONY HEAD.