Bảng 4.2. Cơ cấu người lao động qua các năm 2006 – 2009 Bảng 4.3. Trình độ người lao động tính đến ngày 04/05/2009

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015.doc (Trang 27 - 29)

10000 15000 20000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Triệu đồng

Hình 3.3 Doanh thu hoạt động kinh doanh xi măng từ năm 2006 – 2009

Nguồn: P. Kế hoạch tài vụ, Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ, 2009.

Lợi nhuận sau thuế (hoạt động kinh doanh xi măng) của Công ty năm 2006 và 2007 không có nhiều biến đổi. Riêng năm 2008, lợi nhuận sau thuế giảm chỉ đạt 10.739 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là Công ty phải trả lãi vai do trước đây đã vai nợ của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng trong quá trính chuyển đổi thành công ty cổ phần. Năm 2008, công ty phải trả hơn 8,1 tỷ đồng chi phí lãi vai đã làm cho lợi nhuận giảm đi đáng kể. Năm 2009 mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do giá nguyên liệu đầu vào biến động khó lường trong khi giá sản phẩm không đổi, môi trường kinh doanh suy giảm khiến cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều gặp khó khăn. Tuy vậy, Công ty vẫn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận 49,91% và doanh thu 3,61% so với cùng kỳ năm 2008. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gấp 04 lần so với năm 2008, lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh xi măng đạt 19,511 tỷ đồng, vượt 100% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2009 (9,75 tỷ).

3.5. TÓM TẮT

Thành lập từ năm 1986, Công ty đã trãi qua quá trình phát triển lâu dài. Đến nay, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa 05 năm và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, sản xuất kinh doanh xi măng được xác định là ngành mũi nhọn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu

hàng năm. Thị trường tiêu thụ xi măng chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 4.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ

4.1. GIỚI THIỆU:

Trong chương này, nghiên cứu sẽ tiếp cận môi trường hoạt động của Công ty bao gồm: (1) Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp để xác định điểm mạnh tạo lợi thế cạnh tranh mà công ty có được so với đối thủ cũng như các điểm yếu còn tồn tại. (2) Nghiên cứu môi truờng vĩ mô (3) Môi trường tác nghiệp gồm nhiều yếu tố để nhận diện các cơ hội và đe dọa chính ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh. Kết quả của chương này sẽ là căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh trong chương tiếp theo.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ. 4.2.1. Hậu cần đầu vào

Nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất xi măng bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ:

4.2.1.1. Nguồn nguyên vật liệu chính:

- Clinker: là thành phần nguyên liệu chính chiếm khoảng 73% đến 75% thành phần xi măng. Hiện tại công ty có nguồn Clinker ổn định nhờ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp.

- Đá Pouzolan: chiếm khoảng 15,5% đến 17,5% thành phần xi măng, Pouzolan được cung cấp theo hợp đồng dài hạn, chủ yếu thông qua hai đại lý: Cơ sở TNHH Thanh Hùng, Cơ sở Đặng Bình.

- Thạch cao chiếm: 3,5 % trong tổng giá vốn hàng bán.

Nguyên vật liệu chính trong sản xuất chủ yếu là nguồn nguyên vật liệu trong nước, chỉ có loại nguyên liệu thạch cao thì ở Việt Nam không có mỏ khai thác nên phải nhập khẩu từ nước ngoài qua một số công ty dịch vụ. Hiện nay, Công ty đang sử dụng thạch cao có xuất xứ của Trung Quốc (do Công ty TNHH – TM Vũ Lâm cung cấp).

800 920 950 470 520 585 98 110 110 0

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015.doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w