Những yêu cầu với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa.DOC (Trang 33 - 35)

Kết quả đầu ra Hiệu quả sản xuất kinh doanh =

Yếu tố đầu vào

Muốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải tăng kết quả đầu ra và giảm yếu tố đầu vào.

a. Nâng cao kết quả đầu ra.

a + Đa dạng hoá sản phẩm thay đổi cơ cấu mặt hàng.

Để thích nghi với cơ chế thị trường doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không chỉ cố định với những loại măt hàng truyền thống. Trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp phải chú ý tới lợi nhuận do từng loại mặt hàng đem lại, để có quyết định đúng đắn nên tập trung sản xuất tăng thêm loại hàng hoá gì để lợi nhuận của doanh nghiệp đạt cao nhất, tức là thay đổi cơ cấu mặt hàng theo các tỷ lệ thích hợp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

+ Tìm kiếm khai thác thị trường - tiêu thụ sản phẩm.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngoài việc áp dụng các chính sách giá cả phù hợp, các hình thức quảng cáo độc đáo, còn phải giữ vững và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh bằng các hình thức cạnh tranh lành mạnh liên doanh liên kết để tạo thế và lực.

Là một trong những biện pháp cơ bản để giữ uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng truyền thống. Đồng thời là cách quảng cáo tốt nhất với khách hàng tiềm năng nhằm mở rộng thị trường và tiêu thụ được sản phẩm,.

b. Tiết kiệm các yếu tố đầu vào.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm nhưng vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được đều đặn, liên tục

+ Đầu tư công nghệ mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Đây là một giải pháp nhằm làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đầu tư công nghệ mới liên quan tới vốn kinh doanh do vậy trước khi có quyết định đầu tư doanh nghiệp phải có dự án nhập khẩu, nghiên cứu tiện lợi, bất tiện, tính toán phân tích thật chặt chẽ, tỷ mỉ để tránh tổn thất, rủi ro...

+ Các biện pháp về quản lý.

Công tác quản lý phải được thực hiện tốt từ đầu vào đến đầu ra, từ việc chuẩn bị cho sản xuất đến điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn, lãi.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần có các biện pháp quản lý sau: - Tổ chức sắp xếp nhân sự phù hợp với qui mô sản xuất.

- Các biện pháp sử dụng lao động máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao. - Các giải pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, năng lượng.

29

PHẦN II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

SÔNG MÃ.

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa.DOC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w