Các biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng lao động nhằm tăng

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa.DOC (Trang 78 - 80)

suất lao động.

Bổ xung, cân đối và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động quan trọng chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh. Kết quả bổ xung năng lực sản xuất thể hiện bằng việc nâng cao năng lực sản xuất của từng yếu tố sản xuất, cân đối năng lực sản xuất của các yếu tố, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Đó mới chỉ là một bước chuẩn bị đưa các yếu tố sản xuất vào hoạt động. Hoạt động tốt hay không tốt, sử dụng có hiệu quả hay không có hiệu quả, khai thác hết hay không hết khả năng của năng lực sản xuất và phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất trong suốt cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhờ vào các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của nhà quản lý doanh nghiệp do đó thể hiện những giải pháp thích hợp để khai thác khả năng tiềm tàng trong năng lực của doanh nghiệp, nhằm thu lợi nhuận cao nhất.

Trong các yếu tố của quá trình sản xuất thì lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động, tận dụng hết khả năng lao động là một yêu cầu đặt ra hàng đầu cho các nhà quản lý.

Giải pháp: Mục tiêu chủ yếu của việc lập kế hoạch quản lý lao động và nâng cao năng suất lao động của Công ty là quản lý chặt chẽ người lao động,

xác định những khả năng sẵn có để giảm chi phí lao động cho sản phẩm sản xuất ra.

- Sau đây là một số biện pháp:

Một là : Cải tiến hình thức phân công lao động, cần hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng trả lương theo thời gian mà nên trả theo lương sản phẩm để nâng cao tinh thần chủ động lao động của cán bộ công nhân viên, lao động vì mình, vì tập thể, cần hiệp tác lao động chặt chẽ, phân công lao động hợp lý và có hiệu quả nhất, có tính đến khả năng lao động của mỗi người và các công việc giữa những người tham gia sản xuất nhằm phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên.

Hai là : Đảm bảo các điều kiện và nguyên vật liệu, vật tư, công cụ lao động, mặt bằng, nhà xưởng, không gian, môi trường một cách hợp lý nhất tại nơi làm việc cho cán bộ công nhân viên. Chú trọng đến lực lượng lao động trực tiếp.

Ba là : Nghiên cứu tìm tòi, phổ biến và đưa vào áp dụng các biện pháp quản lý lao động tiên tiến. áp dụng và áp dụng có hiệu quả kinh nghiệm quản lý trong việc hoàn thiện công tác tổ chức lao động.

Bốn là : Bố trí hợp lý nơi làm việc, nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho người lao động có thể hoàn thành một cách tốt nhất chức năng của mình.

Năm là: Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ và công nhân viên. Để những người bên kỹ thuật thì trình độ chuyên môn ngày càng cao, còn những người bên công tác bán hàng và kinh doanh dịch vụ thì có cung cách cư xử đúng mực, tận tình, chuyên nghiệp, năng động tạo cảm giác thật sự thoải mái và hài lòng cho khách hàng.

Sáu là: Nghiên cứu và đưa ra các hình thức thưởng phạt nghiêm minh phù hợp với các đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty để:

- Khuyến khích những việc làm tốt, những ý tưởng hay, những sáng tạo mới giúp cho các hoạt động của công ty ngày càng phát triển tốt hơn.

- Hạn chế được những người có tư tưởng ỷ lại, trông chờ và phá hoại Ngoài những biện pháp chính trên Công ty cần phải chú trọng tới công tác lập các định mức sản phẩm. Định mức thời gian lao động, định mức phục vụ thực tế tại doanh nghiệp để sao cho các định mức này phát huy hết hiệu quả trong khoa học quản lý.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa.DOC (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w