Một số kiến thức lý thuyết: 1 Ánh sáng trắng và ánh sáng màu:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn lý (Trang 33 - 34)

1. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu:

 Các nguồn phát ánh sáng trắng:

- Mặt Trời là nguồn phát ánh sáng màu rất mạnh. Ánh sáng Mặt Trời (trừ lúc hoàng hôn và bình minh) là ánh sáng trắng.

- Các loại đèn dây tóc nóng sáng như bóngđèn pha xe máy, bóng đèn pin, các bóngđèn tròn ... cũng là nguồn phát ánh sáng trắng.

 Các nguồn phát ánh sáng màu:

- Cácđèn LED phát ra các ánh sáng màu khác nhau; -Đèn lade thường phát ra ánh sáng màuđỏ;

- Các loại đèn ống phát ra ánh sáng màu đỏ, vàng, tím, ... thường dùng trong quảng cáo.

 Tạo ánh sáng màu bằng tấm lọc màu:

- Tấm lọc màu có thể là một tấm kính màu, giấy bóng kính có màu, tấm nhựa trong có màu hay một lớp nước màu, ... Khi ta đặt tấm lọc màu chắn chùm ánh sáng trắng thì ánh sáng chiếu qua được tấm lọc màu sẽ có màu của tấm lọc mà ta đang sử dụng.

 Phân tích ánh sáng trắng:

- Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính: Lăng kính là một khối thuỷ tinh trong suốt hính lăng trụ tam giác đều. Một chùm sáng trắng hẹp sau khi đi qua lăng kính sẽ bị phân tích ra thành nhiều chùm sáng có nhiều màu khác nhau như cầu vồng, các màu này biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

- Khi cho một chùm sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của đĩa CDchumf sáng phản xạ cũngđược phân tích thành nhiều chùm sáng màu khác nhau.

2. Màu sắc các vật:

 Vật màu trắng, vật màuđỏ, vật màu xanh, vật màuđen: Khi có ánh sáng đi từ vật vào mắt ta thì ta sẽ nhìn thấy vật. Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật màuđen) thì có ánh sáng màuđó đi từ vật vào mắt ta.

 Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:

- Các vật màu thông thường là các vật không tự phát ra ánh sáng, chúng chỉ có khả năg tán xạ (hắt lại theo mọi phương) ánh sáng chiếu đến chúng.

- Vật màu nào thì có khả năng tán xạ tốt ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.

- Vật màu đen không có khả năng tán xạ ánh sáng màu nào.

3. Các tác dụng của ánh sáng:

- Tác dụng nhiệt của ánh sáng: Ánh sáng khi chiếu vào các vật sẽ làm cho các vật đó nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.

- Tác dụng sinh học của ánh sáng: Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định[r các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. Trong tác dụng này, năng lượng ánh sáng đãbiến thành một số dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.

- Tác dụng quang điện của ánh sáng: Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện của ánh sáng.

4. Năng lượng và chuyển hoá năng lượng;

- Ta nhận biết một vật có năng lượng khi vậtđó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng).

- Ta chỉnhận biết được hoá năng, điện năng, quang năng khi chúng chuyển hoá thành cơnăng hay nhiệt năng.

- Nói chung, mọi quá trình biến đổi đều có kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

- Quá trình biến đổi năng lượng luôn tuân theo định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từvật này sang vật khác.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn lý (Trang 33 - 34)