Trung hòa bằng cách trộn lẫn nƣớc thả

Một phần của tài liệu bài giảng kỹ thuật xử lý nước cấp nước thải (Trang 96 - 97)

- Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ (chiếm khoảng 58%), ngòai ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.

XỬ LÝ NƢỚC THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HÓA HỌC

4.1.1.1. Trung hòa bằng cách trộn lẫn nƣớc thả

Phương pháp này được sử dụng khi hai xí nghiệp gần nhau có phát sinh nước thải có đặc tính trái ngược nhau (một nước thải có tính acid, nước kia mang tính ba zơ) và không chứa các thành phần ô nhiễm khác.

Phương pháp này cũng được sử dụng khi trong quy trình có hai nguồn thải có đặc tính trái ngược nhau.

Để hai dòng thải có thể trộn lẫn và phản ứng hoàn toàn với nhau, các phương pháp khuấy trộn sau được sử dụng:

- Khuấy trộn cơ khí (sử dụng cánh khuấy) - Khuấy trộn bằng không khí

- Khuấy trộn thủy lực

4.1.1.2. Trung hòa bằng bổ sung các tác nhân hóa học

- Tác nhân có tính kiềm: Ca(OH)2, CaO, NaOH, KOH, Na2CO3, NH4OH, CaCO3,

MgOH, MgCO3,…

- Tác nhân có tính acid: H2SO4, CO2,…

4.1.1.3. Trung hòa bằng cách lọc qua vật liệu lọc có tác dụng trung hòa

Để trung hòa nước thải người ta có thể cho nước thải chứa acid đi qua một lớp vật liệu lọc có tính ba zơ hoặc ngược lại.

+ Cho dòng nước chảy từ trên xuống

+ Cho dòng nước chảy ngược từ dưới lên.

Vật liệu lọc thường được sử dụng là Manheit (MgCO3), đôlômít [(CaO)0.6(MgO)0.4], đá vôi, đá phấn, chất thải rắn (xỉ và tro),…các vật liệu trên có kích thước từ 30 – 80 mm.

4.1.1.4. Trung hòa bằng khí acid

Để trung hòa nước thải có tính kiềm đặc biệt với nước thải mang tính kiềm mạnh, chi phí hóa chất (acid) sẽ chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí xử lý.

Trên thực tế, trong một số trường hợp, khí thải lò hơi (hoặc lò đốt) có thành phần chứa các khí acid (CO2, NO2, SO2, NO3,…) được sử dụng.

Tốc độ phản ứng trong trường hợp này đôi khi khá chậm, tuy nhiên trong trường hợp chỉ yêu cầu nâng pH lên đến giá trị nhỏ hơn 7 hoặc 8 thì việc sử dụng khí lò hơi là hợp lý.

Việc sử dụng khí lò đốt có ưu điểm là vừa xử lý được khí thải và ít gây ăn mòn thiết bị hơn khi sử dụng H2SO4 hay HCl. Có hai phương pháp trung hòa:

- Sục khí vào trong bể chứa nước thải

- Sử dụng tháp rửa khí trần, trong đó nước được phun từ trên xuống và khí được cho đi từ dưới lến.

Một phần của tài liệu bài giảng kỹ thuật xử lý nước cấp nước thải (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)