GIÁM ĐỐC PHÒNG
2.2.2.2/ Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Bảng 2.15: Chỉ tiêu hiệu quả lao động
stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008 so với năm 2007 (+;-) (%) 1 Doanh thu 1000Đ 5.969.457 6.684.219 714.762 12
2 Lợi nhuận sau thuế 1000Đ 178.771 600.942 235.096 236
3 Số LĐBQ Người 120 135 15 12,5 4 Hiệu suất sử dụng lao động 1000Đ/người 49.745 49.513 (232) (0,46) 5 Hiệu quả sử dụng lao động 1000Đ/người 1489 4451 2968 199 6 Mức đảm nhiệm lao động Người/đồng 2x10^(-5) 2x10(^-5) 0 0
Qua bảng 6: bảng các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động tại doanh nghiệp trong 2 năm ta thấy:
- Hiệu suất sử dụng lao động năm 2007 là 49.745 nghìn đồng/người, năm 2008 là 49.513 nghìn đồng/người. Năm 2008 so với năm 2007 giảm đi 232 nghìn đồng/người (về số tương đối là giảm 0,46%). Điều này cho thấy hiệu suất lao động của doanh nghiệp có xu hướng giảm đi, đây là dấu hiệu chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chưa có hiệu quả, có thể thấy rằng trong năm 2008 công ty chưa có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý của khối quản lý và sự cống hiến hết mình cho công việc của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Hiệu quả sử dụng lao động năm 2007 là 1489 nghìn đồng, năm 2008 là 4451 nghìn đồng. Nhưng thu nhập của người lao động giảm trong khi lợi nhuận sau thuế tăng làm mức sinh lợi của 1 lao động tăng 2968 nghìn đồng/người, về số tương đối tăng 199%. Như vậy so với hiệu suất lao động thì sức sinh lời của lao động trong 2 năm có xu hướng tăng lên.
Qua việc phân tích hiệu suất lao động, sức sinh lời của lao động có thể đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong 2 năm là chưa có hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân tác động đến các chỉ tiêu này như công tác định mức chưa thực hiện tốt, chất lượng lao động chưa cao, hay việc đào tạo của doanh nghiệp chưa
hiệu quả… Để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải tìm và phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả để từ đó có giải pháp cụ thể nhằm khắc phục nguyên nhân và nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.