0
Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của suy đa tạng:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LIỆU PHÁP LỌC MÁU LIÊN TỤC Ở BỆNH NHÂN SUY ĐA TẠNG (Trang 28 -30 )

sức Cấp cứu – Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó có 38 bệnh nhân được tiến hành lọc máu tĩnh-tĩnh mạch liên tục và rút ra kết luận như sau:

1.

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng củasuy đa tạng: suy đa tạng:

Bệnh lý dẫn đến suy đa tạng đa dạng, trong đó sốc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết nặng chiếm tỷ lệ cao (68,6%).

Trung bình số tạng bị rối loạn chức nănglà 3,53 ± 0,12 tạng. Mức độ rối loạn chức năng tạng càng nặng, số tạng bị rối loạn chức năng càng nhiều thì tỷ lệ tử vong càng cao.

Hô hấp, tim mạch là hai hệ cơ quan bị rối loạn chức năng thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp chiếm tỷ lệ 75,49%, tỉ lệ tử vong là 67,53%. Rối loạn huyết động gặp ở 73,53% bệnh nhân suy đa tạng, trong đó 96% bệnh nhân có sử dụng 1 – 2 loại vận mạch, tỉ lệ tử vong là 64,94%.

Điểm APACHE II và SOFA của bệnh nhân suy đa tạng rất cao. Bảng điểm SOFA có ích để theo dõi diễn biến của suy đa tạng, bệnh có thể diễn tiến nặng nếu điểm SOFA tăng thêm và/hoặc trên mức 10 điểm.

Về cận lâm sàng, các thông số xét nghiệm sinh hóa (khí máu động mạch, BUN, creatinine, SGOT, SGPT, điện giải đồ…) và huyết học có thay đổi không đặc hiệu.

Nồng độ TNF-α, IL-6, IL-8 và IL-10 trong huyết tương của bệnh nhân suy đa tạng tăng cao. Tỉ số IL-10/TNF-α ở nhóm bệnh nhân suy đa tạng tử vong cao hơn gấp 1,75 lần so với nhóm bệnh nhân được cứu sống.

Mười yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân suy đa tạng gồm: (1) Toan máu nặng, với pH máu động mạch < 7,10. (2) Tỉ số IL-10/TNF-α ≥ 5. (3) Điểm SOFA ≥ 10. (4) Bệnh nhân có trên 3 tạng bị rối loạn chức năng. (5) Bệnh nhân có tụt huyết áp kéo dài khi nhập HSCC. (6) Điểm APACHE II ≥ 25. (7) Nồng độ IL-10 ≥ 50 pg/mL. (8) Nồng độ IL-6 ≥ 100 pg/mL. (9) Bệnh nhân suy hô hấp nặng, có thở máy và (10) Bệnh nhân trên 55 tuổi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LIỆU PHÁP LỌC MÁU LIÊN TỤC Ở BỆNH NHÂN SUY ĐA TẠNG (Trang 28 -30 )

×