Hoàn thiện công tác định mức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm.doc (Trang 46 - 50)

2. Các giải pháp chủ yếu

2.1.1.Hoàn thiện công tác định mức

Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đúng tiêu chuẩn chất lượng trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế và xã hội nhất định.

Định mức lao động khoa học, sát thực tế hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức lao động nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung.

Công ty phải tiến hành hoàn thiện công tác định mức bằng cách:

+ Nghiên cứu cơ cấu sử dụng thời gian lao động và các nhân tố ảnh hưởng tới định mức lao động.

+ Ban hành hệ thống định mức, thường xuyên nghiên cứu bổ sung các định mức mới, thường xuyên đánh giá lại, phát hiện những định mức đã không còn phù họp để xây dựng lại hoặc thực hiện những điều chỉnh cần thiết.

+ Phổ biến và hướng dẫn định mức lao động đã ban hành cho người lao động.

Có nhiều phương pháp để tính định mức lao động, nhưng tùy thuộc từng đặc điểm công ty, sản phẩm, công nghệ và cơ chế tài chính mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

Hiện nay, công ty có 2 đến 3 cán bộ tính định mức lao động, với số lượng như vậy là vừa phải nhưng cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tính định mức. Các cán bộ này cần phải am hiểu cả lý thuyết và thực hành, công ty cần đào tạo bồi dưỡng để nâng cao thêm trình độ cho cán bộ bằng cách cử đi thăm quan học hỏi ở những trường đào tạo chính quy.

Ngoài ra, nên cho cán bộ định mức đi thăm khảo, học tập cách thức và phương pháp tính định mức ở những đơn vị khác mà vấn đề định mức được thực hiện chính xác, chặt chẽ, khoa học để học hỏi kinh nghiệm. Có thể mời chuyên gia định mức về giảng dạy giúp họ cập nhật những thông tin mới. Tạo điều kiện khuyến khích cán bộ định mức được tiếp xúc với thực tế để nắm rõ tình hình.

2.1.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc

- Thời gian phục vụ nơi làm việc là thời gian hao phí để thực hiện các công việc trông nom và đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc

Thông thường thời gian phục vụ nơi làm việc được tính toán để giao cho công nhân phụ thực hiện đồng thời cho một số nơi làm việc nhất định.

Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào tay nghề, sự cố gắng lao động mà còn phụ thuộc vào các yếu tố về chức năng phục vụ nơi làm việc quyết định. Nếu tổ chức nơi làm việc không tốt, sẽ gây ra nhiều lãng phí về sức lao động cũng như nguyên vật liệu, từ đó làm giảm năng suất lao động và ảnh hưởng đến tiền lương mà họ được nhận. Để hoàn thiện các hình thức trả lương thì cũng phải đảm bảo các điều kiện làm việc và tổ chức nơi làm việc được thuận lợi, có như vậy mới nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

- Nơi làm việc của công nhân sản xuất ở các phân xuởng, nơi có rất nhiều máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và cả thành phẩm. Do vậy khá chật hẹp và bụi bặm, đặc biệt mực in giấy thường gây ô nhiễm môi trường, vừa khó chịu và độc hại cho công nhân, vừa có khả năng làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Hoạt động lau dọn và vệ sinh tại các phân xưởng thường diễn ra chậm chạp và không chuyên nghiệp, nhiều khi các công nhân phải tạm dừng hoạt động sản xuất để dọn dẹp giấy mẩu vụn. Bên canh đó là việc sửa chữa máy móc thiết bị hỏng hóc còn chậm, không kịp thời và gây ra thời gian chết trong sản xuất. Lý do của vìệc này là các công nhân sửa chữa không có tay nghề cao và cũng không có cán bộ chịu trách nhiệm chuyên trách ở đó.

- Nơi làm việc của cán bộ quản trị ở các phòng ban, hoạt động theo từng khối công việc và phân ra các ban khác nhau. Các cán bộ thường được bố trí cơ sở vật chất đầy đủ, máy tính và máy in thường có sẵn. Nơi làm việc sạch sẽ, được bố trí gọn và rộng rãi, tạo môi trường làm việc thoải mái và hăng say cho nhân viên. Tuy nhiên

các bàn làm việc thường không có vách ngăn trong một phòng nên hiện tượng nói chuyện còn khá nhiều.

- Công ty nên áp dụng các giải pháp sau:

+ Bố trí nhân viên phục vụ, nhân viên quét dọn ở các xí nghiệp sản xuất để đảm bảo được môi trường làm việc vệ sinh, sạch sẽ, gọn gàng và tạo không khí làm việc hăng say cho người lao động.

+ Cần sửa chữa kịp thời các hỏng hóc của máy móc thiết bị, đảm bảo công việc sản xuất được diễn ra liên tục, tránh thời gian ngừng nghỉ máy do phải chờ đợi sửa chữa máy móc.

+ Có kế hoạch bảo tu, bảo dưỡng thường xuyên máy móc ở cả nơi sản xuất và các phòng ban quản lý.

+ Bố trí vách ngăn nhỏ giữa các bàn làm việc và sắp xếp bàn của trưởng phòng nơi hợp lý để bao quát và nhắc nhở các nhân viên khác.

2.1.3. Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm

Công tác nghiệm thu sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu nhận kết quả làm việc của người lao động. Nếu công tác này chính xác, hợp lý và khoa học sẽ mang lại niềm tin, động lực cho người lao động hăng say làm việc và công tác tiền lương cũng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Để nâng cao công tác nghiệm thu sản phẩm, có thể áp dụng các hình thức sau:

+Áp dụng triệt để thống nhất và thường xuyên Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

+Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ KCS nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản trong nghiệm thu sản phẩm (những cán bộ được đào tạo cơ bản chứ không phải là nhân viên trong xí nghiệp sau đó được cử làm KCS => hình thức chủ quan, không chính xác.

+Trang bị máy móc, kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại nhằm giảm thiểu sự sai xót của con người.

+Công khai các tiêu chí sai hỏng tới từng người lao động để họ nắm rõ và sửa chữa, khắc phục ngay nếu thấy sản phẩm mình làm ra có sai hỏng.

+Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau mỗi công đoạn hoàn thành và cả quá trình trước khi mang đến cho khách hàng =>làm liên tục sau mỗi ca làm việc để biết được trách nhiệm thuộc về khâu nào . Kiểm tra ngay từ đầu các nguyên vật liệu đầu vào.

+Công tác kiểm tra chất lượng phải được tiến hành nhanh chóng nhất để không gây gián đoạn hay chậm trễ ở các công đoạn sản xuất.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm.doc (Trang 46 - 50)