Quan điểm phát triển kinh tế bền vững

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 76 - 78)

4. Đóng góp mới của đề tài

3.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế bền vững

* Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải dựa trên quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững: Tăng trưởng bền vững gắn với phát triển sản xuất toàn diện với tốc độ cao nhưng đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, khắc phục tình trạng chạy theo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên cơ sở khai thác kiệt quệ tài nguyên môi trường, nhất là môi trường đất, nước, rừng, biển; gắn tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội nông thôn.

* Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải phát triển toàn diện cả chăn nuôi, trồng trọt với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững nhất thiết phải dựa trên cơ sở kinh tế hàng hoá gắn với thị trường: Phát triển toàn diện với tốc độ cao và gắn với thị trường mới khắc phục được xu hướng tự phát tự cung, tự cấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp. Quan điểm sản xuất hàng hoá đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu chất lượng và chủng loại ra sao phải do thị trường quyết định, không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh nghiệm của người sản xuất quyết định.

* Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tất yếu phải đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao và lâu dài: Sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường chỉ tồn tại được khi sản phẩm có tính cạnh tranh cao và khi đó tất yếu sẽ đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 69 -

*Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải phù hợp với xu hướng hội nhập và mở cửa với thế giới và khu vực: Với nền kinh kinh tế hội nhập và mở của như hiện nay thì bên cạnh việc phát triển phải phù hợp với xu hướng còn phải hướng tới sự phát triển bền vững để đảm bảo sự phát triển kinh tế hôm nay không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.

* Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, một mặt phải tiếp cận với xu thế hiện đại: Trong phát triển kinh tế, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, một mặt phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiện phương châm “ Đi tắt, đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiến tiến vào phát triển nông nghiệp nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

* Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững đảm bảo sự hài hoà trong quá trình phát triển: Phát triển kinh tế phải đảm bảo sự hài hoà trong quá trình phát triển cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vần đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái

* Phát triển nông nghiệp bền vững phải nhằm nâng cao thu nhập của nông dân địa phương. Với quan điểm này, hệ thống mới được áp dụng phải có hiệu quả cao hơn hệ thống hiện tại, muốn có hiệu quả cao hơn ngoài việc áp dụng các biện pháp tiến bộ nâng cao năng suất cần phải nhân rộng các công thức có hiệu quả cao và thu hẹp các công thức có hiệu quả thấp nhưng vẫn phải phù hợp với điều kiện thực tế của nông dân có như vậy mới được nông dân chấp nhận.

* Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải được coi là một chiến lược phát triển lâu dài. Trên quan điểm này người nông dân có thể bố trí cây trồng hợp lý trên đất được giao lâu dài, có thể gồm những cây ngắn ngày, và cây dài ngày, cây công nghiệp, cây ăn quả… được quy hoạch hợp lý mang lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 70 -

hiệu quả kinh tế cao và ổn định môi trường sinh thái trên quan điểm nông nghiệp bền vững.

- Phát triển nông nghiệp bền vững theo quan điểm dựa vào nông dân và được nông dân chấp nhận.

- Phát triển kinh tế bền vững phải thực hiện đồng bộ các yếu tố kinh tế, sinh thái, sử dụng đất, chế biến và tiếp thị. [17]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)