C/ Nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
CHỈ TIÊU ĐVT 2006 NĂM 2007 2008 2007/2006 2008/2007 CHÊNH LỆCH
Doanh thu thuần triệu
đồng 366.39 5 591.66 7 277.41 5 225.272 (314.252)
Vốn kinh doanh triệu
đồng 225.75 8 520.18 9 499.70 8 294.431 (20.481) Lợi nhuận trước thuế triệu
đồng 18.757 14.465 9.501 (4.292) (4.964) Lợi nhuận sau thuế triệu
đồng 15.943 12.295 8.076 (3.648) (4.219)
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế / doanh thu thuần lần 0,05 0,03 0,03 (0,02) 0
Tỷ suất lợi nhuận ròng /
doanh thu thuần lần 0,04 0,02 0,03 (0,02) 0,01
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế / vốn kinh doanh lần 0,08 0,03 0,02 (0,05) (0,01)
Tỷ suất lợi nhuận ròng / vốn
kinh doanh lần 0,07 0,02 0,02 (0,05) 0
Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex
Qua Bảng 10 ta có thể đánh giá về tình hình kinh doanh của công ty như sau:
Về tỷ suất lợi nhuận / doanh thu thuần: ta thấy rằng năm 2006 cứ 1 đồng doanh thu thuần mang lại cho công ty 0,05 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2007 thì 1 đồng doanh thu thuần chỉ mang lại 0,03 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,02 đồng lợi nhuận sau với năm trước đó. Đây là lý do giải thích nguyên nhân vì sao doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 đến hơn 225 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế thì lại giảm hơn 3 tỷ đồng. Trong năm 2008 thì tỷ suất này khá ổn định so với năm 2007, vẫn mang về 0,03 đồng lợi nhuận trong 1 đồng doanh thu thuần, tuy nhiên, do lợi nhuận không cao (chỉ hơn 9 tỷ đồng) nên thuế không làm giảm nhiều sự
Luận văn tốt nghiệp 2010
chênh lệch nên trong năm này tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế không đổi (0,03) so với doanh thu thuần. Nguyên nhân tạo sự chênh lệch giữa năm 2006 với 2007 và 2008 là do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn trên thị trường, công ty ngày càng phải nâng cao chất lượng nhưng cũng phải hạ giá thành để có thể thâm nhập sâu vào thị trường thế giới và khẳng định thương hiệu công ty, chính vì thế mà năm 2007 và 2008 lợi nhuận thu được thấp hơn so với năm 2006.
Về tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh: chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hay đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lãi thực tế. Từ bảng ta thấy 1 đồng vốn kinh doanh công ty bỏ ra sẽ thu lại được 0,08 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,07 đồng lợi nhuận ròng trong năm 2006, đây là con số khá lý tưởng nhờ vào môi trường kinh doanh thuận lợi trong năm này. Đến năm 2007, tình hình được điều tiết và sự cạnh tranh trở nên khó khăn hơn, nên lợi nhuận thu được đã giảm đến 0,05 đồng trong 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra, tức là, chỉ còn 0,03 đồng trước thuế hay 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế trong 1 đồng vốn mang ra kinh doanh, và tỷ suất này ổn định ở mức 0,02 đồng lợi nhuận cả trước và sau thuế trong năm 2008.
Để thấy rõ hơn nữa về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình thực hiện lợi nhuận chúng ta cần phải nghiên cứu thêm các nhân tố có liên quan. Vấn đề này sẽ được đề cập rõ hơn ở chương sau nên trước hết chỉ đề cập đến tình hình sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng trong phần này.