Phân tích mô hình phụ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản và khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex.doc (Trang 46 - 50)

C/ Nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

5.2.2. Phân tích mô hình phụ

Luận văn tốt nghiệp 2010

Dữ liệu của mô hình được đề cập trong Bảng B phần Phụ lục. Mô tả tổng quát số liệu:

Bảng 17.MÔ TẢ TỔNG QUÁT MÔ HÌNH HỒI QUI PHỤ

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

DT 36 41195.97 19391.91 8953 80094

Ca 36 798968.8 272550.3 172675 1367870

Tom 36 91938.53 91682.19 0 378799

Khac 36 20734.5 18347.77 0 76863

UT 36 39772.89 35299.88 0 128650

Qua bảng số liệu ta thấy:

Số giá trị quan sát là 36 mẫu

Giá trị trung bình của DT là 41195,97 triệu đồng.

Sản lượng trung bình của Cá là 798968,8 tấn, Tôm là 91938,53 tấn, Khác là 20734,5 tấn và UT là 39772,889 tấn. Ta thấy mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất của công ty là Cá các loại và các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Giá trị cao nhất : DT = 80094 triệu đồng/tháng; Ca = 1367870 tấn; Tom = 378799 tấn; Khac = 76863 tấn và UT = 128650 tấn.

Giá trị thấp nhất : DT = 8953 triệu đồng/tháng; Ca = 172675 tấn; Tom = 0 tấn; Khac = 0 tấn và UT = 0 tấn.

Về mối liên hệ giữa các biến trong mô hình :

Bảng 18. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH PHỤ

DT Ca Tom Khac UT DT 1.0000 Ca 0.7809 1.0000 Tom 0.5510 0.5481 1.0000 Khac -0.0260 0.1009 0.3818 1.0000 UT 0.3230 0.3213 0.1377 -0.0650 1.0000

Qua bảng ta thấy sự tương quan giữa các cặp đều rất chặt chẽ với nhau. Trong đó cặp DT và Ca có sự tương quan cao nhất (0,7809), thật vậy, vì mặt hàng cá các loại luôn chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của công ty nên khi biến này biến động sẽ làm doanh thu biến động lớn từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bên cạnh đó, cặp chỉ tiêu Khac và UT là lỏng lẽo nhất (-0,0650). Tuy nhiên, để kết

SVTH: Nguyễn Hoàng Trang

Trang 47

luận được mức ảnh hưởng và tầm quan trọng của nhân tố này ta cần quan sát nhiều hơn qua bảng hồi qui chứ không chỉ dựa vào số lượng.

Mô hình hồi qui phụ:

Bảng 19. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI PHỤ

Source SS df MS Number of obs = 36

F( 4, 31) = 15.55 Prob > F = 0.0000 R-squared = 0.9700 Adj R-squared = 0,9529 Root MSE = 3416 Model Residual 8.7840e+09 4.3776e+09 4 31 2.1960e+09 141214247 Total 1.3162e+10 35 376046048

DT Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

Ca .0516812 .0063323 8.16 0.000 .0367077 .0666546

Tom .1454021 .018911 7.69 0.000 .1006847 .1901196

Khac .3291411 .1260068 2.61 0.035 .0311824 .6270999

UT .0963346 .0299584 3.22 0.015 .0254943 .1671749

_cons -5543.454 5265.903 -1.05 0.327 -17995.34 6908.428

Qua bảng kết quả hồi qui ta thấy Prob > F = 0,0000 nhỏ hơn mức 5% nên mô hình này có ý nghĩa với mọi mức giá trị alpha. Với R2 = 0,9529 có nghĩa là 95,29% biến động về doanh thu có thể giải thích được nhờ mối liên hệ tuyến tính với mặt hàng cá, tôm, các loại khác như ếch, mực… và uỷ thác xuất khẩu, còn 4,71% còn lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.

Các biến Ca và Tom trong mô hình có P>│t│ = 0,000, có nghĩa là các biến đều có ý nghĩa trong sự biến động các nhân tố. Biến Khac = 0,035 = 3,5% < 5% nên có ý nghĩa trong mức ý nghĩa 5%. Tương tự UT = 1,5% < 5% nên đều có nghĩa trong khoảng alpha 5%.

Từ đây ta có mô hình chính như sau:

DT = -5543,454 + 0,0516812Ca + 0,1454021Tom + 0,3291411Khac + 0,0963346UT

Luận văn tốt nghiệp 2010

 Nếu sản lượng mặt hàng cá các loại tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 51.681,2 đồng.

 Nếu sản lượng mặt hàng tôm các loại tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 145.402,1 đồng.

 Nếu sản lượng mặt hàng khác tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 329.141,1 đồng.

 Nếu sản lượng hàng uỷ thác xuất tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 96.334,6 đồng.

Các nhân tố đều đồng biến đúng với các giả thuyết kiểm chứng ban đầu. Từ đây ta có thể kết luận là các nhân tố trên đều tác động sâu sắc đến doanh thu, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn tăng doanh thu ta phải nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty, tuy nhiên, khi tăng sản lượng thì mặt hàng Khác sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến doanh thu, trong khi đó mặt hàng cá lại ảnh hưởng ít nhất đến doanh thu.

Qua đó ta thấy rằng tuy mặt hàng cá trong các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhưng hiệu quả mang lại không cao bằng các mặt hàng khác, tuy do có số lượng lớn nên doanh thu chủ yếu dựa vào mặt hàng này. Qua mô hình đã chứng minh rằng các mặt hàng khác và tôm mang lại hiệu quả cao hơn, mang lại doanh thu nhiều hơn khi so cùng 1 khối lượng với mặt hàng cá nhưng hiện tại số lượng xuất khẩu còn thấp. Trong tương lai, công ty Caseamex cần tập trung hơn nữa để thúc đẩy việc xuất khẩu các mặt hàng khác và tôm để mang lại nguồn lợi lớn hơn.

SVTH: Nguyễn Hoàng Trang

Trang 49

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản và khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex.doc (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w