− Quỹ bảo hiểm xã hội(BHXH)
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng lương thực tế phải trả công nhân trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 5% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bọ mất khả năng lao động, cụ thể:
+ Trợ cấp nhân viên ốm đau, thai sản.
+ Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.
+ Chi công tác quản lý quỹ BHXH...
− Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, Công ty trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thức tế phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh. Toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Hàng tháng Công ty trích 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.
Toàn bộ kinh phí công đoàn trích một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại Công ty.
Kinh phí công đoàn được trích lập để chi tiêu phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
− Ngoài các chế độ trên thì Công ty còn phụ cấp tiền ăn trưa và ăn giữa ca với khẩu phần ăn được tính là 15 ngàn đồng và toàn bộ công nhân viên trong Công ty đều ăn tại nhà ăn của Công ty, phụ cấp thêm sữa đối với những công nhân làm việc nặng nhọc tại các xưởng.
Ví dụ: Xét cụ thể việc tính lương ở phòng nhân sự tháng 9/2010.
Cô Quản Thị Ngọc Oanh là trưởng phòng hành chính – nhân sự có hệ số lương là 5.83. Bậc lương: 1.12. Trong tháng 9 cô Oanh đi làm đầy đủ không nghỉ. Như vậy, lương của Cô Quản Thị Ngọc Oanh tháng 9/2010 được tính như sau :
Các khoản tính lương tháng 9/2010 của Cô Quản Thị Ngọc Oanh là :
− Lương cơ bản cấp bậc :1.35.000 x 5.83x 1.12 = 8.815.000 đồng
− Các khoản phụ cấp : 4.400.000 đồng trong đó:
+ Phụ cấp chức vụ: 4.000.000 đồng
+ Phụ cấp điện thoại, phụ cấp đặc biệt: 400.000 đồng Các khoản khấu trừ :
+ Bảo hiểm xã hội phải nộp: 8.815.000 x 5% = 440.750 đồng
+ Bảo hiểm Y tế phải nộp : 8.815.000 x 1% = 88.150 đồng
+ Kinh phí công đoàn:
8.815.000 x 2% = 176.300 đồng
− Tổng các khoản phải khấu trừ là :
440.750 đồng + 88.150 đồng + 176.300 đồng = 705.200 đồng Tổng số tiền lương tháng 9/2010 của Cô Quản Thị Ngọc Oanh là :
8.815.000 đồng +4.400.000 đồng – 705.200 đồng = 12.509.800 đồng.