CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống chiết lỏng – lỏng và chưng cất bán tự động (Trang 42 - 45)

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát hiệu suất chưng cất trên hệ thống chiết lỏng – lỏng và chưng cất bán tự động. Khảo sát một số chỉ tiêu trong lipid, kiểm soát quy trình phân tích đáng giá chất lượng dầu mỡ.

2.2. Thiệt bị - hóa chất

2.1.1. Thiết bị

- Hệ thống chiết lỏng – lỏng và hệ thống chưng cất bán tự động; - Cân phân tích có độ chính xác 0.0001 g;

- Chén sứ;

- Tủ sấy đạt nhiệt độ 300 ± 5oC có bộ phận điều chỉnh nhiệ độ; - Bình hút ẩm dùng cho phân tích;

- Burrette 25mL có khoảng chia vạch đến 0.1 mL;

- Các dụng cụ thủy tinh thường dùng trong phòng thí nghiệm.

2.1.2. Hóa chất

- Bơ, lạp xưởng, mỡ hoặc dầu thực vật (Việt Nam);

- Dimetyl ete không chứa peroxit có độ tinh khiết cao (Trung Quốc); - Ete dầu hỏa có độ tinh khiết cao (Trung Quốc);

- Chất trợ sôi đá bọt (Trung Quốc);

- Than hoạt tính và silicagel (Trung Quốc); - Dung dịch KOH 0.5 N trong cồn (Trung Quốc); - Dung dịch KOH 0.1 N pha trong nước (Trung Quốc); - Dung dịch HCl 0.5 N trong nước (Trung Quốc);

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nguyên tắc thiết kế

Dựa vào sơ đồ cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của hệ thống thủy phân E - 416 là thiết bị chưng cất bán tự động được sử dụng để xác định chất béo có trong thực phẩm như phosmat, hải sản, nước sốt, thịt… chúng tôi đã khảo sát và chọn ra được các bộ phận chính cần thiết của thiết bị để tạo nên hệ thống chưng cất bán tự động. Những bộ phận chính của thiết gồm: bếp đun cách thủy, bình cầu, ống soxhlet, ống sinh hàn, ống dẫn khí, bình hấp phụ.

2.3.2. Bản vẽ thiết kế

Hình 2.1. Mặt trước của mô hình thiết kế

Chú thích: 1) Bếp đun cách thủy 2) Bình cầu

3) Erlen 4) Ống soxhlet 5) Ống sinh hàn 6) Co nối

7) Ống dẫn khí 8) Bình hấp phụ 9) Ống dẫn nước

Hình 2.3. Mặt bên của mô hình thiết kế

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống chiết lỏng – lỏng và chưng cất bán tự động (Trang 42 - 45)