Acid hoặc hàm lượng acid béo tự do

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống chiết lỏng – lỏng và chưng cất bán tự động (Trang 29 - 32)

Độ acid hoặc hàm lượng acid béo tự do, WFFA, được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm khối lượng tùy thuộc vào loại chất béo (xem bảng 2), tính được theo công thức sau:

Trong đó:

V: thể tích dung dịch chuẩn NaOH hoặc (KOH) (mL); C: nồng độ của dung dịch NaOH hoặc (KOH) (mL); m: khối lượng mẫu thử (g);

M: khối lượng mol của acid được chọn để biểu diễn (g/mol).

Bảng 1.4. Chọn acid béo để biểu thị độ acid

Loại chất béo Biểu thị theo Khối lượng mol (g/mol)

Dầu dừa, dầu nhân cọ và các loại

dầu tương tự Acid lauric 200

Dầu cọ Acid palmitic 256

Các loại dầu họ cải dầu cruciferae Acid eruxic 338

Tất cả các loại dầu khác Acid oleic 282

Nếu hàm lượng acid aruxic tối đa là 5% thì độ acid có thể được biểu diễn theo acid oleic

Vì các phương pháp này không đặc trưng nên không áp dụng chúng để phân biệt giữa các acid vô cơ, acid béo tự do và các loại acid hưu cơ khác. Do đó, trị số acid cũng gồm cả acid vô cơ có thể có mặt.

1.4.4.2.10. So sánh giữa TCVN 6127 : 2010 với TCVN 6127 : 2007

TCVN 6127 : 2010 TCVN 2127 : 2007

Giống nhau

Định nghĩa: chỉ số acid là số miligam kali hydroxit dùng để trung hòa các acid béo tự do có trong 1 g chất béo.

Nguyên tắc: mẫu thử được hòa tan trong hỗn hợp dung môi thích hợp và các acid có mặt được chuẩn độ bằng dung dịch kali hoặc natri hydroxit trong etanol hoặc metanol.

Hóa chất: etanol, dietyl ete, NaOH hoặc KOH, phenolphtalein.

Khác nhau

Áp dụng cho 3 phương pháp: 2 phương pháp chuẩn độ và 1 phương pháp đo điện thế.

Áp dụng cho 2 phương pháp: 1 phương pháp chuẩn, 1 phương pháp đo điện thế. 1.4.4.3. Xác định chỉ số xà phòng hóa theo TCVN 6126 : 2007 1.4.4.3.8. Ý nghĩa

Trong dầu mỡ thành phần chính là acid béo và triglycerit, tùy theo mỗi loại dầu mà thành phần và tỷ lệ của acid béo và triglycerit khác nhau.

Qua chỉ số xà phòng hóa ta có thể biết được trọng lượng phân tử trung bình của các acid béo. Các acid béo có cấu tạo triglycerit càng ngắn thì chỉ số xà phòng hóa càng lớn (nghĩa là cần nhiều KOH mới xà phòng hóa hoàn toàn dầu).

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chỉ số xà phòng cho dầu mỡ động thực vật. Chỉ số xà phòng là số đo acid tự do và acid este hóa có trong mỡ và acid béo. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho mỡ động, thực thô và tinh chế.

1.4.4.3.3. Định nghĩa

Chỉ số xà phòng (saponification value) là số miligam kali hydroxit để xà phòng hóa 1 g chất béo dưới điều kiện quy định của tiêu chuẩn này.

1.4.4.3.4. Nguyên tắc

Đun sôi mẩu thử với dung dịch kali hydroxit trong etanol dư trong hệ thống có lắp bộ sinh hàn hồi lưa. Sau đó chuẩn lượng kali hydroxit dư bẳng dung dịch chuẩn clohydric.

1.4.4.3.5. Thuốc thử

- Kali hydroxit (0.5 N) trong etanol 95%; - Acid clohydric (0.5 N);

- Dung dịch phenolphtalein;

- Dung dịch kiềm xanh 6B (ρ= 2,5g/100mL) trong etanol; - Chất trợ sôi.

1.4.4.3.6. Thiết bị, dụng cụ

- Bộ sinh hàn;

- Dụng cu đun nóng; - Buret 25mL; - Pipet 25mL; - Cân phân tích; - Bình nón.

1.4.4.3.7. Cách tiến hànha. Mẫu thử a. Mẫu thử

Phần mẫu thử 2 g để xác định chỉ số xà phòng từ 170 đến 200. Đối với các chỉ số xà phòng khác lượng phần mẫu thử cần được thay đổi cho phù hợp sao cho khoảng một nữa dung dịch kali hydroxit trong etanol được trung hòa. Khối lượng phần mẫu đươc nêu trong bảng 1.5.

Bảng 1.5. Khối lượng mẫu thử

Chỉ số xà phòng hóa dự kiến Khối lượng phần mẫu thử

150 đến 200 2.2 g đến 1.8 g

200 đến 250 1.7 g đến 1.4 g

250 đến 300 1.3 g đến 1.2 g

>300 1.4 g đến 1.0 g

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống chiết lỏng – lỏng và chưng cất bán tự động (Trang 29 - 32)