Kỹ thuật soạn thảo các điều khoản chính của HĐMBHH

Một phần của tài liệu Kỹ thuật soạn thảo văn bản.doc (Trang 129 - 133)

. T/M CBCN

7.4.2.Kỹ thuật soạn thảo các điều khoản chính của HĐMBHH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

7.4.2.Kỹ thuật soạn thảo các điều khoản chính của HĐMBHH

1.Điều khoản về đối tượng của hợp đồng

Tên hàng phải dùng những danh từ thông dụng nhất để các bên hợp đồng và các cơ quan hữu quan đều có thể hiểu được.

2.Điều khoản về số lượng hàng hóa.

Số lượng hàng hóa phải được ghi chính xác, rõ ràng theo thỏa thuận của các bên và theo đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước với từng loại hàng như: kg, tạ, tấn, cái, chiếc… Nếu tính trọng lượng thì phải ghi cả trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì.

3.Điều khoản về chất lượng, quy cách hàng hóa

Trong hợp đồng phải được ghi rõ: phẩm chất, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước, màu sắc, mùi vị, tạp chất…

-Về chất lượng

Việc xác định chất lượng cần phải:

*Căn cứ vào tiêu chuẩn (có tiêu chuẩn Nhà nước, tiêu chuẩn ngành, tiêu)

*Mô tả tỉ mỉ, không được dùng các khái niệm chung chung như: “chất lượng phải tốt”, hàng hóa “phải bảo đảm” hay “hàng phải khô” (trong trường hợp hàng chưa được tiêu chuẩn hóa).

*Căn cứ vào mẫu hàng hóa: Yêu cầu ở đây là mẫu phải tiêu biểu cho loại hàng hóa đó và chọn chính lô hàng ghi trong hợp đồng.

Ngoài các căn cứ trên, việc xác định chất lượng hàng hóa còn được áp dụng bằng các phương pháp sau:

*Xác định chất lượng theo điều kiện kỹ thuật.

Điều kiện kỹ thuật có thể do chính người đặt hàng đưa ra hoặc cũng có thể do người cung cấp đưa ra và người đặt hàng phê chuẩn. Yếu tố này có thể ghi trong văn bản hợp đồng hoặc đưa vào phần phụ lục của hợp đồng.

*Xác định chất lượng sau khi đã xem sơ bộ.

Theo cách này, người bán đảm bảo chất lượng như khi người mua đã xem và đồng ý. Trong trường hợp này người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa được giao nếu như trong đó không có những yếu điểm mà khi xem hàng, người mua không phát hiện ra và không thông báo trước khi thực hiện hợp đồng. Hàng hóa bán theo cách này thường ở các cuộc đấu giá.

*Xác định chất lượng theo hàm lượng

Với phương pháp này, hợp đồng phải lập chỉ số xác định số lượng sản phẩm cuối cùng thu được từ nguyên liệu.

*Xác định chất lượng theo nhãn hàng hóa.

Áp dụng cho hàng hóa đã đăng ký chất lượng sản phẩm và các bên mua bán nhiều lần.

*Xác định chất lượng theo trọng lượng tự nhiên.

*Xác định chất lượng theo biểu kê các thông số kỹ thuật *Xác định chất lượng theo hiện trạng hàng hóa.

*Xác định chất lượng theo phẩm chất bình quân tương đương. 4.Điều khoản về bao bì và ký hiệu

5.Điều khoản về giao nhận hàng

Trong hợp đồng cần quy định rõ lịch giao nhận. Trong lịch giao nhận cần xác định cụ thể số lượng cần giao, thời gian, địa điểm, phương pháp giao nhận, điều kiện cảu người đến nhận hàng.

6.Điều khoản về bảo hành hàng hóa và giấy hướng dẫn sử dụng 7.Điều khoản về giá cả.

Khi định giá hàng trong hợp đồng mua, bán cần nêu rõ: Đơn vị tính giá và phương pháp định giá.

-Xác định đơn vị tính giá

Việc đánh giá căn cứ vào tính chất của các loại hàng hóa và thông lệ buôn bán mặt hàng đó trên thị trường (trọng lượng, thể tích, độ dài, cái, chiếc…). Trọng lượng căn cứ vào hàm lượng thành phần chất chủ yếu trong hàng hóa đối với quang, tinh dầu, hóa chất, tỷ lệ của tạp chất lẫn trong hàng hóa.

-Phương pháp định giá

Trong điều kiện kinh tế thị trường, nội dung phương pháp định giá như thế nào để bên mua có thể chấp nhận được là do nghệ thuật tiếp thị của bên bán. Những sản phẩm và vật tư đặc biệt Nhà nước đang quản lý giá thì cần định giá loại hàng hóa này theo các nguyên tắc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Nếu hàng hóa đã được Nhà nước quy định thì các bên phải chấp hành theo đúng giá.

*Đối với sản phẩm hàng hóa Nhà nước quy định giá chuẩn hoặc khung giá, thì giá cụ thể ký kết HĐKT là giá hai bên thỏa thuận, song phải bảo đảm hợp lý và nhất thiết không vượt ra ngoài khung đã quy định.

*Những sản phẩm thuộc danh mục Nhà nước quy định giá, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền quy định cụ thể thì giá trong hợp đồng là giá tạm tính do hai bên thỏa thuận. Khi có giá chính thức hai bên sẽ ghi lại giá trong hợp đồng. Nếu như HĐKT đã hết hiệu lực mà chưa có giá thì các bên ký kết hợp đồng thanh toán theo giá đề nghị.

*Vật tư, hàng hóa ngoài danh mục Nhà nước quản lý giá, thì giá trong hợp đồng là do hai bên thỏa thuận.

8.Điều khoản thanh toán.

Các thể thức thanh toán đối với hàng nội địa: -Thanh toán bằng đổi hàng;

-Thanh toán ủy nhiệm chi (chuyển tiền); -Thanh toán bằng séc;

-Thanh toán bằng thẻ tín dụng…

Hai bên phải thỏa thuận, thanh toán bằng tiêng Việt Nam hay bằng ngoại tệ.

9.Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Khi xét thấy phải áp dụng một biện pháp bảo đảm vật chất nào đó trong việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận một trong những biện pháp như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

10.Điều khoản về trách nhiệm vật chất

Trong hợp đồng cần ghi rõ những trường hợp phải bồi thường do trách nhiệm liên đới, xác định các mức phạt cụ thể vi phạm về phẩm chất, quy cách hàng hóa, vi phạm do giao thiếu số lượng hàng, phụ tùng, phụ kiện thiếu đồng bộ, mức phạt được chọn từ 6-12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Trường hợp có vi phạm về thời gian, địa điểm giao nhận, bên kia có quyền lập biên bản và đòi phạt vi phạm ở mức tương ứng so với tổng giá trị hàng hóa trong hợp đồng.

Trong trường hợp các bên đã ký hợp đồng mà có một bên không thực hiện hoặc đối tác đình chỉ hợp đồng không có lý do chính đáng thì theo pháp luật có thể bị phạt cao nhất tới mức 12% giá trị phần hợp đồng đã ký.

11.Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng.

-Các bên xác định trách nhiệm thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề tranh chấp thì các bên thỏa thuận dùng biện pháp thương lượng để giải quyết là chủ yếu.

-Trpong trường hợp việc thương lượng không hiệu quả thì các bên mới khiếu nại lên tòa án kinh tế hoặc trọng tài kinh tế để giải quyết.

-Các bên phải thỏa thuận trước trách nhiệm trả chi phí về kiểm tra và trọng tài.

12.Điều khoản về các thỏa thuận khác (nếu có) 13.Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng. Trong hợp đồng cũng cần nêu rõ:

-Thời hạn hợp đồng có hiệu lực; -Ngày kết thúc hợp đồng;

-Thời gian họp thnah lý hợp đồng.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật soạn thảo văn bản.doc (Trang 129 - 133)