0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty: 1 Về mặt kinh tế:

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.DOC (Trang 36 -42 )

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM TRÚC TÂM

2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty: 1 Về mặt kinh tế:

2.3.1.1. Về mặt kinh tế:

Chỉ tiêu lợi nhuận theo vốn kinh doanh:

Bảng 2.3: Thu nhập trên vốn kinh doanh

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Lợi nhuận trước thuế 655.903 925.370 971.854 Tổng vốn kinh doanh 53.406.641 57.356.487 68.765.432 Lợi nhuận /Tổng vốn Kinh Doanh 0,012 0,016 0,014 (Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét:

Với chỉ tiêu này cho chúng ta thấy với 1 đồng tài sản bỏ ra để kinh doanh công ty đã mang về cho mình số tiền lời tương ứng với các tỉ số qua các năm, nhưng tỉ số này của công ty thay đổi qua các năm :

Từ số liệu tính toán được ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động qua các năm. Năm 2009 đạt 0,014 tức là cứ một đồng vốn sử dụng trong kinh doanh sẽ

mang lại 1,4 đồng lợi nhuận. Giá trị này đã giảm so với năm 2008 và đạt ở mức thấp. Năm 2008 chỉ tiêu này là 0,016. Năm 2009 chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn vẫn đạt ở mức thấp, lại có xu hướng giảm là bởi công ty đã đầu tư chi phí lớn để mở rộng thị trường mà hiệu quả thu lại năm này không cao nên đã làm cho lợi nhuận thấp.

Chỉ tiêu doanh thu theo vốn kinh doanh:

Bảng 2.4: Tỉ suất doanh thu theo vốn kinh doanh

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu thuần 57.099.776 69.257.360 86.468.565 Tổng vốn kinh doanh 53.406.641 57.356.487 68.765.432

Doanh thu /Tổng vốn KD 1,069 1,207 1,257

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận Xét:

Chỉ tiêu này năm 2007 là 1,069, tức là bình quân cứ một đồng vốn tạo ra được 1,069 đồng doanh thu, năm 2009 là 1,257,tức là bình quân cứ một đồng vốn tạo ra 1,257 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đều tăng qua các năm nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp so với các công ty khác cùng ngành. Điều này cho thấy sức sản xuất của đồng vốn còn hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ quay vòng vốn chậm, còn để cho vốn nhàn rỗi hoặc là do thận trọng trong đầu tư.

Chỉ tiêu của lợi nhuận theo vốn cố định :

Bảng 2.5: Tỉ suất lợi nhuận theo vốn cố định

ĐVT: ngàn đồng

Vốn cố định 13.776.235 17.513.561 21.693.502

Lợi nhuận/Vốn cố định 0,048 0,053 0,045

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét:

Theo chỉ tiêu này , một đồng tài sản cố định bình quân năm 2007đem lại 0,048 đồng lợi nhuận còn năm 2008 đem lại 0,053 đồng lợi nhuận tăng 0,005 đồng tương đương tăng 10.42%. Còn năm 2009 đem lại 0.045 giảm so với năm 2008 là 0.008 tương đương giảm 15.09 %. Ta thấy, sức sinh lời của tài sản cố định có xu hướng giảm dần , nguyên nhân do mức tăng của lợi nhuận thấp hơn mức tăng của giá trị tài sản cố định bình quân.Nó chứng tỏ rằng Công ty đã đầu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị nhiều dẫn đến không tận dụng được hết công suất của máy móc , công ty cần điều chỉnh cho phù hợp .

Chỉ tiêu của lợi nhuận theo vốn lưu động :

Bảng 2.6: Tỉ suất lợi nhuận theo vốn lưu động

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Lợi nhuận trước thuế 655.903 925.370 971.854

Vốn lưu động bình quân 39.630.406 39.842.926 47.071.930

Lợi nhuận/Vốn lưu động BQ 0,017 0,023 0,021

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét:

Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế chia cho vốn lưu động bình quân trong kỳ. Do vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn nên chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động sẽ quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2009 có sự giảm sút so với năm 2008. Nhìn chung sức sinh lợi của vốn lưu động còn chưa cao. Trong những năm tới công ty cần có giải pháp nâng cao chỉ tiêu này.

Chỉ số vòng quay của vốn lưu động :

Bảng 2.7: Chỉ số vòng quay vốn lưu động

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng doanh thu thuần 57.099.776 69.257.360 86.468.565 Vốn lưu động 39.630.406 39.842.926 47.071.930

Tổng Doanh Thu/Vốn lưu động 1,44 1,74 1,84

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét:

Với chỉ tiêu của vốn lưu động tăng đều đặn qua các năm thể hiện doanh thu mà một đồng vốn lưu động đưa lại ngày càng tăng.Điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động của công ty chưa hiệu quả. Cũng có thể đánh giá vốn lưu động qua chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm, nó phản ánh số vốn lưu động cần thiết cho một đồng doanh thu và tính bằng cách lấy nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất.

Khả năng thanh toán của công ty.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp gắn liền khả năng sống còn của công ty .Để đi sâu vào khả năng thanh toán công ty trước hết ta đi vào phân tích tỉ số kết cấu giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu :

Bảng 2.8 :Kết cấu vốn của công ty

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số Tiền trọng Tỷ % Số Tiền trọng Tỷ % Số Tiền Tỷ trọng % 1.Nợ ngắn hạn 15.867.113 29,7 22.486.009 39,2 25.099.249 36,5 2.Nợ dài hạn 22.623.053 42,4 17.114.609 29,8 19.421.175 28,24 3.Vốn chủ sở hữu 14.916.474 27,9 17.755.869 31 24.245.008 35,26 (Nguồn: Phòng Kế toán )

Nguồn vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn vay.

Với cơ cấu nguồn vốn năm 2008 có nguồn vốn chủ sở hữu là 31 % và năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 35,26 % , điều này cho ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu công ty chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn. Điều này rõ ràng khả năng sinh lời của công ty chưa cao.Nhưng năm 2009 có dấu hiệu tốt hơn năm 2008 (35,26% >31% ).Một dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính của công ty trong tương lai sẽ được cải thiện.

Chỉ số thanh toán ngắn hạn :

Bảng 2.9: Chỉ số thanh toán ngắn hạn

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ ngắn hạn 15.867.113 22.486.009 25.099.249

Tài sản lưu động 39.630.406 39.842.926 47.071.930

Tài sản lưu động /Nợ ngắn hạn 2,49 1,77 1,88

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét:

Quả bảng phân tích trên cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn nhưng lại ít bị ứ đọng vốn thể hiện qua khả năng thanh toán của vốn lưu động khá hợp lý: năm 2007 là 2,49 ; năm 2008 là 1,77 ; năm 2009 là 1,88.

Tuy nhiên tỉ suất thanh toán ngắn hạn của Công ty là có xu hướng thấp dần , năm 2007 là 2,49 ; năm 2008 là 1,77 và năm 2009 là 1,88. Kết hợp với chỉ tiêu khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm song lại khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành (đến hạn, quá hạn....) do lượng tiền mặt các năm đều ít. Vì vậy Công ty phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu sao cho nhanh nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán này.

Hệ số mắc nợ :

Bảng 2.10 :Tình hình thanh toán của công ty năm 2007-2009.

Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ ngắn hạn (1) 15.867.113 22.486.009 25.099.249 Nợ dài hạn (2) 22.623.053 17.114.609 19.421.175 Vốn chủ sở hữu (3) 14.916.474 17.755.869 24.245.008 Hệ số mắc nợ ((1+2)/3) 2,58 2,23 1,84 (Nguồn :Phòng kế toán) Nhận xét:

Bảng phân tích cho thấy rằng: nợ phải trả ngắn hạn có sự biến động qua các năm :năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 6.618.896 ngàn đồng tương đương là 41,7 %, năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 2.613.240 ngàn đồng , tương đương là 11,6% ,tốc độ tăng của nợ phải trả ngắn hạn giảm dần. Trong khi đó vốn chủ sở hữu lại tăng lên nhanh cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối :năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.839.395 ngàn đồng tương đương là 19,03%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 6.489.139 ngàn đồng tương đương là 36,5% Thực tế cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên hoàn toàn là nguồn vốn quỹ đây là dấu hiệu tài chính tốt, nó cho thấy Công ty có đủ khả năng tài chính mạnh, đảm bảo Công ty có đủ vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, trang bị kỹ thuật công nghệ mới bằng số vốn của mình.

Qua phân tích trên ta thấy : hệ số nợ của Công ty năm 2007 là khá cao (2,58) nhưng giảm dần xuống theo chiều hướng tốt năm 2008 là 2,23 ; năm 2009 là 1,84. Điều đó cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp ngày càng tốt. Điều này cũng được thể hiện thông qua sự tăng lên không ngừng của hệ số tự tài trợ. Nó chứng tỏ Công ty ngày càng độc lập về mặt tài chính, số tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn tự có của Công ty ngày càng tăng.

Mức độ gia tăng tiêu thụ sản phẩm:

Bảng 2.11: Mức độ gia tăng tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức độ gia tăng SP (%) 2008/2007 2009/2008 Arabica Tấn 17.087 20.376 22.000 19,25 7,97 Robusta Tấn 139.716 167.234 200.000 19,70 19,59

Tổng SP Tấn 161.488 192.765 232.900 19,37 20,82

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy mức độ gia tăng các loại sản phẩm năm 2009 so với các năm đều tăng, nguyên nhân là do sản phẩm của công ty một phần đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả sản phẩm và cách thức bán hàng...

Mức độ gia tăng doanh thu:

Bảng 2.12 :Mức độ gia tăng doanh thu

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch (%)

2008/2007 2009/2008

Doanh thu 57.099.776 69.257.360 86.468.565 21,29 24,85

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét:

Với chỉ tiêu này, ta thấy mức độ gia tăng doanh thu luôn có chiều hướng tăng từ năm 2007-2009. Nguyên nhân do tổng sản phẩm tiêu thụ được nhiều, tạo nên uy thế cạnh tranh cho sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.DOC (Trang 36 -42 )

×