Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.doc (Trang 40 - 43)

* Hệ thống thuỷ nông Bắc – Hưng - Hải

Về tưới: Hệ thống tưới Bắc – Hưng Hải được xây dựng từ 1956 – 1957, lấy nước từ sông Hồng qua cống Xuân Quan vào trục chính Bắc Hưng Hải, cung cấp nước tưới cho 4 tỉnh, trong đó Hải Dương có 7 huyện, thành phố, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 46.699 ha và đất canh tác 43.445 ha.

Hệ thống này lấy nước chủ yếu từ sông Hồng qua cống Xuân Quan,ngoài ra còn lấy bổ sung qua các công dưới đê sông Đuống, sông Thái Bình, sông Luộc và lấy nước ngược từ Cầu Xe- An Thổ vào (khoảng 30% lượng yêu cầu)

Về tiêu:

Với 4 tiểu khu: vùng này có diện tích cần tiêu : 76.823 ha, trong đó diện tích tiêu ra sông bằng động lực: 30.000ha (gồm tiêu ra sông Thái Bình:10.009 ha, sông Luộc 19.391 ha) thực tế tiêu được 27.500 ha.

Tiêu tự chảy và tiêu bằng động lực vào trục chính Bắc Hưng Hải ra Cầu Xe An Thổ:46.891 ha, thực tế tiêu được 42.901 ha.

Hiện trạng hệ thống công trình trong khu vực dự án:

Tiêu nước chính cho là hệ thốn Bắc Hưng Hải với cống đầu mối là Cầu xe, An Thổ và một số trạm bơm tiêu ra sông Thái Bình và sông Luộc. Dự án đề cập đến hệ thống thủy lợi thuộc khu vực Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm 04 huyện: Gia lộc, Thanh Miện, Bình Giang, Tứ kỳ. Sở KH&ĐT sẽ xem xét thẩm định các yếu tố mà dự án phân tích đánh giá một số hệ thống

công trình theo huyện đang xuống cấp nghiêm trọng để trình Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Nông nghiệp & PTNT để bộ ra quyết định đầu tư:

1. Huyện Bình Giang

Tuyến kênh Làng mới – Cao xá – Thái Dương dài 4.846 m, tưới cho lưu vực 717 ha, gồm 5 trạm bơm do địa phương quản lý, Tổng lưu lượng yêu cầu: 14.800 m3/h;

Hiện trạng của tuyến kênh: Kênh hiện nay đã bồi lắng nhiều,cao độ đáy trung bình từ +0,5 đến +0,2m, không đảm bảo cung cấp nước cho các trạm bơm tưới. Về mùa tiêu kênh không tiêu thoát nước kịp gây ngập úng cục bộ ảnh hưởng nhiều và không đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp

Hiện trạng của các công trình trên kênh: Tuyến kênh này hiện tại có 18 cầu, cống và đập đất đắp ngang kênh. Số cầu, cống này hầu hết có khẩu cấu nhỏ, cao độ đáy cống cao không đáp ứng được yêu cầu dẫn thoát nước phục vụ tưới tiêu trong khu vực.Trong đó có 10 cống, cầu bị hư hỏng xuống cấp, không đảm bảo theo yêu cầu thiết kế cần phải cải tạo nâng cấp

2. Huyện Gia Lộc:

Kênh tiêu - trạm bơm Hồng Hưng có chiều dài 2570m, có nhiệm vụ tưới tiêu động lực cho 1822 ha. Biện pháp tiêu bằng động lực do 02 trạm bơm tiêu Hồng Hưng A, B với tổng công suất 11máy x 4000 m3/h đảm nhiệm.

Hiện trạng của tuyến kênh: Qua nhiều năm khai thác và sử dụng, lòng kênh bị bồi lắng xuống cấp, dân cư hai bên bờ kênh lấn chiếm thu hẹp dòng chảy, hoặc xả rác và chất thải sinh hoạt bừa bãi xuống lòng kênh càng làm cho kênh bị xuống cấp nghiêm trọng: Chiều rộng trung bình của đáy kênh chỉ còn 8m-10m, Cao trình đáy sông không đồng đều,

Hiện trạng của các công trình trên kênh: Cống cầu Cát tại K0 +770: có b=2.5m; h=3,3m; mặt cầu rộng 4,5m; cao trình đáy cống -0.26. Kết cấu: đáy

đổ bê tông, tường gạch, mặt cầu. Tường thân cống và tấm mặt cống đã bị xuống cấp, nứt vỡ. Cống nhỏ không đảm bảo khẩu độ tiêu thoát nước, không đảm bảo yêu cầu của giao thông nông thôn.Ngoài ra, trên toàn tuyến kênh này còn có 08 cầu tạm do dân tự làm, khẩu độ nhỏ, không đảm bảo khả năng tiêu thoát.

3. Huyện tứ Kỳ

Kênh chính trạm bơm Đò Neo dài 3.346m, được xây dựng từ năm 1990 với công suất 9 máy 8000m3/h. Tiêu cho 2 huyện Gia lộc và Tứ Kỳ với diện tích lưu vực 3910ha. Trong đó diện tích đất canh tác 2591 ha

Hiện trạng của tuyến kênh: do đây là tuyến kênh đi qua nhiều khu dân cư nên khi tiêu gặp nhiều khó khăn. Khi mưa lớn nước trong đồng lên cao trạm bơm hoạt động không hết công suất với lý do kênh tiêu không đủ lượng nước về trạm bơm do từ năm 1990 khi xây dựng xong đến năm 1998 được nạo vét 1 đoạn dài 1.115 m. Các đoạn còn lại chủ yếu tận dụng kênh cũ. Do đó, hàng năm diện tích úng ngập trong khu vực trạm bơm vẫn còn xảy ra (do hiện nay cao trình đáy có đoạn đến +0,5 như vậy mặt cắt hiện tại giảm so với mặt giảm so với mặt cắt thiết kế là 30 – 40%, đó là nguyên nhân chính làm cho trạm bơm không hoạt động hết số máy và trong khu vực vẫn còn ngập úng)

Hiện trạng của các công trình trên kênh: Tuyến kênh này hiện có 5 cầu ngang kênh. Số cầu này hầu hết có khẩu độ đáp ứng được yêu cầu dẫn thoát nước phục vụ tưới tiêu trong khu vực.

4. Huyện thanh Miện

Hệ thống sông Đông La – Bình Cách có chiều dài 3300m, có nhiệm vụ tưới cho 782 ha diện tích đất canh tác của 3 xã thuộc 2 huyện Thanh Miện (622 ha) và Bình Giang (160ha). Có nhiệm vụ tiêu tự chảy cho 938 ha diện tích đất canh tác của 3 xã mà tuyến sông đi qua.

Hiện trạng của tuyến kênh: Qua nhiều năm khai thác sử dụng, lòng sông bị bồi lắng xuống cấp, bờ kênh đang dần bị sạt lở làm cho sông bị xuống cấp nghiêm trọng

Hiện trạng các công trình trên kênh: trên tuyến sông này có 7 cầu, cống. Hầu hết các cầu này đều trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Ví dụ như: Cầu sản xuất tại K0 +480 kích thước bxh = 4x2,8 (m), cao trình đỉnh tường chắn +3,45m. Do xây dựng đã lâu hiện tại tường cánh hai bên phía bờ tả bị sạt vỡ rất nguy hiểm trong việc đi lại sản xuất của nhân dân.Cầu tại K1 + 250 kết cấu cống xây vòm kích thước bxh=2.5x2 (m), cao trình đỉnh tường chắn +2,9m. Do xây dựng nên cầu hiện tại đã xuống cấp, phần tường cánh hai bên đều bị sạt vỡ...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.doc (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w