III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
b) Môi trường kinh tế:
Theo Bộ Thương Mại, sau hơn 3 tháng đưa vào cắt giảm thuế theo lộ trình CEPT/AFTA/WTO, nhìn chung không khí thị trường nội địa chưa có biến động đáng kể, giá cả trên thị trường không ổn định, thậm chí chỉ số giá tiêu dùng tháng còn tăng các mặt hàng thuộc diện đã cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 20% . Đặc biệt là cuối năm 2008 vừa qua chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ và miễn giảm tiền nộp thuế cho các Doanh
nghiệp Công ty có vốn dưới 10,000,000 là 25%. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho các Doanh nghiệp có thể hạ giá bán sản phẩm hay tăng chiết khấu để thu hút khách hàng.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 18-3 đã dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2009 là 4,75%. Tuy nhiên, IMF nhấn mạnh lạm phát và cân bằng thương mại của Việt Nam đã được cải thiện.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa đưa ra dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 là 4,5%, thấp hơn so với những dự báo trước đó của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (4,75%) và Ngân hàng Thế giới (5,5%).
Theo ADB, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2010, cao hơn nhiều so với nhiều dự đoán của các tổ chức có uy tín khác như Ngân hàng Standard Chartered, với mức dự báo là 5,5% năm 2010 và 6% năm 2011.
Cơ sở này được căn cứ trên tình hình Việt Nam đã thực hiện thêm một số biện pháp kích thích tài chính bên cạnh các biện pháp đã được thông qua trong tổng số 1 tỷ USD năm 2009. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ duy trì chính sách tiền tệ tương đối nới lỏng, chừng nào lạm phát vẫn được giữ ở mức thấp.
Thâm hụt tài khóa năm 2009 của Việt Nam được ADB dự đoán sẽ tăng lên 9,8% GDP, phần lớn là do sự suy giảm trong nguồn thu từ dầu mỏ và việc giảm thuế suất cơ bản của thuế thu nhập Doanh nghiệp từ 28% xuống 25%.