Phân tích lựa chọn thị trường mục tiêu:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG PHÚ KHANG GIA.doc (Trang 63 - 69)

III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY:

h) Chức năng Marketing và bán hàng:

3.3.1. Phân tích lựa chọn thị trường mục tiêu:

Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Phú Khang Gia là một Công ty chuyên kinh doanh rất nhiều mặt hàng trong lĩnh vực xây dựng. Hơn nữa thị trường tiêu thụ và mạng lưới của Công ty rộng, bao quát cả 3 miền. Để kinh doanh thành công trên thị trường thì Công ty cần phải phân tích để lựa chọn ra thị trường mục tiêu của Công ty từ đó tập trung nguồn lực và triển khai các biện pháp, chính sách của mình vào việc phát triển và mở rộng thị trường mục tiêu đó. Sau đây là một số so sánh, đánh giá về thị trường 3 miền của nước ta.

Bảng 2.21 : Bảng phân tích môi trường kinh doanh

-Dân số đông

-Thu nhập bình quân đầu người cao

-Nhu cầu tiêu dùng lớn -Nhu cầu thay đổi nhanh

-Nhà phân phối chịu sự chi phối mạnh từ nhiều nhà sản xuất

-Chi phí vận chuyển cao -Nhiều rủi ro

-Dân số trung bình, thấp hơn hai miền

-Thu nhập thấp nhất trong 3 miền

-Nhu cầu tiêu dùng có su hướng tăng nhanh

-Xa nhà phân phối

-Cung cấp sản phẩm kịp thời nhanh chóng

-Chi phí vận chuyển cao -Nhiều rủi ro

-Dân số rất đông

-Thu nhập bình quân đầu người cao

-Nhu cầu tiêu dung, xây dựng lớn

-Thị hiếu thay đổi nhanh chóng

- Công ty mẹ trực tiếp nằm ở địa bàn

-Chi phí vận chuyển hầu như rất thấp

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Tiếp đó, ta xem xét về tình hình tiêu thụ mặt hàng tay nắm cửa của Công ty ở 3 miền trong thời gian

Bảng 2.22 : Bảng thống kê số lượng hàng bán 3 miền

Năm Thị trường 2008 2009 SL TT(%) SL TT(%) Miền Trung 5724 20.87 3571 15.88 Miền Nam 15611 56.93 15023 66.8 Miền Bắc 6086 22.19 3897 17.33 Tổng cộng 27421 100 22491 100

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh XNK)

Qua bảng số liệu như vậy thị trường chính yếu của Công ty là thị trường miền Nam, chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50% với tổng sản lượng tiêu thụ trên 20.000 sản phẩm. Nguyên nhân là do trụ sở chính của Công ty đặt tại miền Nam nên việc điều hành xúc tiến phân phối bán hàng và vận chuyển dể dàng và chiếm ưu thế hơn so với 2 miền còn lại. Đứng sau thị trường Miền Nam là hai thị trường miền Bắc, miền Trung, ở 2 miền này tình trạng cạnh tranh luôn diễn ra gây gắt và phức tạp, hơn nữa nó quá cách xa so với hàng cung ứng nên việc vận chuyển rất khó khăn, chi phí vận chuyển khá cao nên dẫn đến lượng tiêu thụ của hai thị trường này thấp hơn so với miền Nam

Với các cơ sở nêu trên, ta nhận thấy rằng Công ty nên chọn miền Nam làm thị trường mục tiêu của Công ty, bởi thị trường miền Nam có nhiều lợi thế hơn so với 2 miền còn lại.

Khi đã lựa chọn miền Nam làm thị trường mục tiêu kinh doanh của mình thì Công ty cần phải tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, mở rộng thị trường và dẫn dắt Công ty trở thành một Doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường này. Tuy nhiên cũng cần phải chú trọng đến việc phát triển 2 miền còn lại bởi đó là thị trường mục tiêu tiềm năng của Công ty trong tương lai.

Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu:

- Qua những năm hoạt động kinh doanh ta nhận thấy rằng các sản phẩm phụ kiện cửa mang thương hiệu Hàn Quốc của Công ty đã có chổ đứng trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Tuy thế trong thời gian tới Công ty cần nổ lực hơn nữa trong công tác định vị của mình thông qua các hoạt động cụ thể như: tăng cường các hoạt động nghiên cứu các thị trường, quảng cáo, khuyến mãi, áp dụng các chính sách maketing hợp lý và thành lập nhiều nhưng dịch vụ bảo hành sửa chữa chăm sóc khách hàng sau khi bán sản phẩm nhằm mục đích khắc sâu hình ảnh thương hiệu của Công ty trong tâm trí người tiêu dùng và tạo được ấn tượng, niềm tin đối với khách hàng.

3.3.2. Tình hình thực tế và dự báo nhu cầu xây dựng:

Năm 2009 trôi qua với bao biến động lớn như khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự giảm sút của thị trường chứng khoán… kéo theo thị trường bất động sản trong nước trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Vậy thị trường bất động sản trong năm 2010 sẽ đi về đâu...? Theo IMF, Ngành xây dựng ở Việt Nam đã tăng 6,9% trong quí I/2009 và các số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái. yếu tố này kết hợp với tình hình khả quan trong lĩnh vực xây dựng và tiêu thụ nội địa sẽ hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế của Việt Nam bất chấp việc chế biến xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tiếp tục yếu kém.

Áp lực từ suy thoái kinh tế toàn cầu và cạnh tranh từ các cao ốc trên địa bàn hai thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các khu đô thị mới tại các địa phương chuẩn bị đưa vào hoạt động, sẽ có tác động mạnh đến sự năng động của mảng thị trường này trong năm 2010.

Bên cạnh đó, các Công ty, tập đoàn đa quốc gia có dự báo sẽ giảm thiểu người lao động nước ngoài, đồng thời thay đổi chiến lược tập trung tuyển lao động nước ngoài là người độc thân thay vì người có gia đình, cũng sẽ là tác nhân làm thay đổi nhu cầu về điều kiện thuê nhà ở, tổng diện tích căn hộ, địa điểm nhà ở, tiêu chuẩn nhà ở… Theo dự đoán của một số Doanh nghiệp lớn trong ngành đầu tư bất động sản, năm 2010 có thể nhiều nhà đầu tư sẽ rút khỏi Việt Nam hoặc tạm dừng dự án của mình do tình hình chung là suy thoái kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, thị trường bất động sản có xu hướng giảm hẳn các giao dịch và đi xuống, điều đó gây ra sự lúng túng và phân tâm cho tất cả mọi người tham gia, nhất là đối với những thị trường đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tốc độ phát triển chậm hơn so với dự tính của thị

trường bất động sản lại là một yếu tố tích cực vì điều đó tránh cho thị trường rơi vào tình trạng có khả năng xảy ra trong giai đoạn hiện nay là cung vượt quá cầu. Mặc dù vậy, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn được xem là đầy tiềm năng và mở ra nhiều cơ hội tốt. Nhưng để phát triển nó không những cần đòi hỏi sự nỗ lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư mà còn cần cơ chế chính sách phù hợp để phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Theo nhận định của CBRE thị trường bất động sản của Việt Nam nói chung sẽ trở lại chu kỳ tăng trưởng trong thời gian trung hạn (2 - 6 năm). Mặc dù niềm tin vào thị trường bất động sản toàn cầu và Việt Nam bị lung lay trong năm 2008, nhưng vẫn có niềm tin vào những yếu tố cơ bản về kinh tế và dân số của Việt Nam, sự lạc quan về triển vọng của thị trường kinh doanh bất động sản trong trung và dài hạn.

Đầu năm 2009, các nhà đầu tư bất động sản (kể cả nhà đầu cơ) đang phải đối mặt với việc trả nợ ngân hàng các khoản vay trước đây. Giá nhà đất giảm, số lượng giao dịch có phục hồi nhưng không nhiều. Các hợp đồng vay vốn trước đây đều được thế chấp bằng Bất động sản, khi nhà đầu tư không có đủ tiền để trả nợ thì ngân hàng sẽ phát mại các tài sản, bất động sản đang được thế chấp.

Tuy nhiên, mới đây Chính phủ đã công bố gói kích cầu cho thị trường bất động sản và Các ngân hàng thương mại đã bắt đầu thực hiện giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, dù lãi suất tín dụng có giảm thì cũng chưa phải là mức lãi suất phù hợp với thị trường bất động sản, kể cả cho nhà đầu tư lẫn người dân có nhu cầu mua nhà để ở. Nhiều người lạc quan cho rằng thị trường bất động sản sẽ bắt đầu phục hồi vào 2, 3 tháng cuối năm.

Về mặt lý luận, mức lãi suất ngân hàng hiện nay chưa phải là động lực cho thị trường bất động sản phát triển (ở các nước phát triển mức lãi suất này chỉ là 5%). Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản đã tới đáy, không thể giảm hơn nữa. Sự thực, đáy của thị trường bất động sản ở đâu không quan trọng, giá cả do thị trường tạo nên. Điều quan trọng là nhà nước cần có chính sách, văn bản điều tiết giá cả bất động sản về mức phù hợp, có lợi cho phát triển bền vững đất nước.

Riêng đối với thị trường bất động sản ở nước ta, tình trạng giảm sút hiện nay cũng thể hiện nhiều mặt tích cực đối với nền kinh tế: các Doanh nghiệp đang háo hức tập trung đầu tư vào bất động sản để kiếm lợi nhuận lớn sẽ quay trở về với các ngành nghề kinh doanh chính của mình; thị trường nhà đất đang trong trạng thái không còn đầu cơ, người lao động bình thường có khả năng với tới nhà ở cho mình, nhà nước có thời gian để hoàn thiện các công cụ quản lý đối với thị trường, tạo được một thị trường bất động sản lành mạnh và hiệu quả. Sang năm 2009, nhiều hợp đồng vay đầu tư bất động sản đến kỳ hạn phải trả nợ cả gốc và lãi. Trong khi đó, giá bất động sản lại đang giảm 30 - 40%, có nơi giảm tới 50 - 60%, làm tăng các giao dịch về nhà đất, cầu thật đang có khả năng tiếp cận tới các nguồn cung của thị trường bất động sản như hiện nay.

Nguồn cung tăng, khả năng giảm giá nhà đất càng tăng thêm. Như vậy, thị trường bất động sản sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn mà hệ quả là khả năng giảm giá nhà đất ngày một nhiều nếu không có giải pháp tăng vốn tác động từ bên ngoài.

Nội tại thị trường bất động sản nước ta, tự các nhà đầu tư khó có thể tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Nếu kinh tế thế giới thuận lợi, nhà đầu tư trong nước có thể gọi từ các nhà đàu tư nước ngoài như chuyển nhượng dự án, liên kết, kinh doanh, v.v... Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang gặp nhiều khó khăn, rất khó có thể tiếp

vốn cho thị trường bất động sản của ta. Như thế khả năng cuối cùng có thể áp dụng là sử dụng vốn ngân sách nhà nước để giải cứu thi trường, nhưng giải pháp này thật sự rất khó thực thi, thực hiện đối với khả năng nguồn ngân sách của Nhà nước ta như hiện nay. Dự kiến của Chính phủ kích cầu thị trường bất động sản bằng các tổng kinh phí khá lớn cho các dự án nhà ở xã hội là hợp lý nhưng thực hiện như thế nào để không quay lại lối mòn bao cấp nữa mới là điều cần bàn, trợ giúp này cũng phải theo đúng quy luật của thi trường.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG PHÚ KHANG GIA.doc (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w