Đặc tính U, I, M= f(n):

Một phần của tài liệu Báo cáo máy điện- Cấu tạo của máy điện một chiều (Trang 35 - 36)

IV. Nhận xét bài thí nghiệm :

a.Đặc tính U, I, M= f(n):

- Khởi động động cơ, điều chỉnh tốc độ động cơ đến khoảng 4000 vòng/ phút. - Chọn, khởi động phần mềm ActiveDrive

- Chọn Setting  Mode  Speed Control.

- Chọn Chart  Properties  Axes : Trục X là trục Tốc độ; trục Y là trục Mômen. - Chọn Scale  Axis : Chọn các thông số đo cần hiển thị và đặt các thang đo thích hợp : M ( 0 – 2.0 Nm) ; U ( 0 – 250V ); I (0 – 3A ).

- Ấn nút “Run”

- Chọn Start / Stop  Chọn Output ramp  Start / Stop ( khi máy vẽ xong đồ thị ). Sau khi máy tính đã ghi lại đường đặc tính n = f(M).

- Chọn Chart  Properties  Axes : Y gồm Speed (n), Armature Voltage (U), Armature Current (I). Ghi lại tệp đồ thị đã có với tên KTNT1 rồi thoát khỏi chương trình.

Ta thu được đường đặc tính của U, I, M = f(n) có dạng như hình vẽ.

Nhận xét :

• Đặc tính dòng I = f(n) :

- Khi tốc độ động cơ tăng thì thì cường độ dòng điện giảm xuống. Khi n = 0 thì cường độ dòng điện đạt max.

- Quan hệ giữa dòng và tốc độ : n = ( U – Ia.Ra) / Ce. Φ

-  Khi dòng Ia tăng lên  Ia.Ra cũng tăng theo. Mặt khác khi Ia tăng lên  Φ cũng tăng theo  phản ứng phần ứng tăng theo  tốc độ n sẽ giảm nhanh  Đặc tính là đường cong.

- Khi động cơ chưa quay thì trong phần ứng chưa xuất hiện dòng điện cảm ứng nên dòng Ia không bị dòng cảm ứng chống lại  đạt max.

- Khi dòng dần tới 0 thì tốc độ  ∞. Điều này rất nguy hiểm. - Máy kích thích nối tiếp không được cho hoạt động khi không tải.

• Đặc tính áp : U = f(n) :

- Khi tốc độ n = 0 thì đã có một lượng áp Uo đặt vào động cơ. Khi tốc độ n tăng lên thì U vẫn không tăng theo. Do tốc độ lúc này chỉ làm cho dòng I biến đổi theo còn U là hắng số.

• Đặc tính Mômen : M = f(n) :

- Quan hệ là đường cong. Khi tốc độ tăng thì mômen có xu hướng giảm, khi n = 0 thì mômen đạt max  Mômen tỷ lệ nghịch với tốc độ động cơ  hoàn toàn hợp lý do mômen đẫ có tác dụng cản trở chuyển động phần ứng.

M = CM . Ia . Φ ( CM = const ). Mặt khác : n = (U – Ia. Ra) / Ce. Φ

 Khi M tăng thì  I tăng  Φ tăng  Tốc độ giảm dần theo đường cong. Khi từ thông lớn nhất thì Mômen cũng dạt cực đại.

Một phần của tài liệu Báo cáo máy điện- Cấu tạo của máy điện một chiều (Trang 35 - 36)