7. Kết cấu của đề tài
2.2.5. Phát huy các nhân tố tích cực, kiên quyết đấu tranh việc lợi dụng đạo
Thiên chúa giáo phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc
Lịch sử hình thành và phát triển của Giáo hội Thiên chúa giáo tuy có những vấn đề cần lưu ý, song xét về phương diện văn hóa tâm linh, tình cảm đạo lý, về tính khoa học trong việc tổ chức, xây dựng bộ máy, lựa chọn bồi dưỡng nhân sự phục vụ Giáo hội của Công giáo… là vấn đề cần có cách nhìn thật khách quan. Cần thấy rằng đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xã hội mới, và văn hóa tôn giáo cũng là một nhân tố xã hội và văn hóa tích
cực, góp phần cho văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và sâu sắc. Từ đó ghi nhận và tạo điều kiện cho những nhân tố tích cực được phát huy, đóng góp có hiệu quả hơn nữa tronh công cuộc đổi mới của đất nước.
Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước đối với đạo Thiên chúa giáo ở huyện Kim Bảng đã được nhiều kết quả đáng ghi nhận, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, các tổ chức chính trị xã hội, tham gia tổ chức, thực hiện, giải quyết các vấn đề về hoạt động tôn giáo.
Đối với Việt Nam hiện nay, các thế lực đế quốc đang lợi dụng và sử dụng tôn giáo như một công cụ, cùng với vũ khí nhân quyền để làm mất ổn định chính trị - xã hội, gây rối làm suy yếu. cản trở công cuộc xây dựng và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính vì vậy, để đạt yêu cầu trong công tác quản lý Nhà nước đối với đạo Thiên chúa giáo, Đảng và Nhà nước phải có thái độ chân thành, đối thoại cởi mở trên cơ sở tôn trọng lợi ích xã hội. Đặc biệt, phải tạo được mối liên gần gũi, chia sẻ, hiểu biết giữa cơ quan Nhà nước với đội ngũ chức sắc, chức việc của giáo phận. Có như vậy chúng ta mới nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của giáo dân, kịp thời đấu tranh với các hành vi lợi dụng tôn giáo như một lực lượng để gây mất ổn định xã hội, phục vụ các ý đồ chính trị, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
KẾT LUẬN
Lịch sử ra đời và phát triển của Thiên chúa giáo chỉ ra rằng, tôn giáo ở những thời gian và không gian khác nhau có thể xuất hiện những đặc điểm không giống nhau, tác dụng xã hội của nó cũng sẽ biến đổi theo những điều kiện xã hội. Chủ nghĩa Mác đòi hỏi chúng ta xuất phát từ lịch sử, thực sự cầu thị xem xét mọi hiện tượng xã hội, bao gồm cả vấn đề tôn giáo, cách nhìn nhất thành bất kiến chỉ có thể là nguyện vọng đơn phương, kết quả như thế nào cũng có thể dễ nhận biết được. Từ ‘‘Tam Trung toàn hội” đến nay, dưới sự chỉ dẫn của đường lối đúng đắn của Trung ương Đảng, việc nghiên cứu, tìm hiểu, thảo luận đối với vấn đề tôn giáo trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa đang được triển khai theo chiều sâu, đồng thời đối với những vấn đề, như Thiên chúa giáo trong lịch sử… cũng đang nhận thức lại.
Như vậy, với sự dày công tu luyện của các tín đồ từ người sáng lập cho đến các thành viên trong đạo Thiên chúa đã thành một làn sóng tác động tới đời sống tinh thần của nhân dân huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam đồng thời thúc đẩy tác động trở lại tới đời sống vật chất. Từ đó hình thành trong lối sống của con người nơi đây năng động - lành mạnh trong sự nghiệp xây dựng đất nước cả về mặt tinh thần và vật chất, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Ngày nay chúng ta cần tiếp thu những giá trị to lớn của Thiên chúa giáo, biết phát huy những mặt tích cực, biến những giá trị tinh thần phục vụ và làm giàu thêm đời sống vật chất của con người. Qua đó ta thấy được sự tác động trở lại của ý thức xã hội nói chung hay lĩnh vực tôn giáo nói riêng tới tồn tại xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, tôn giáo vẫn đang là một trong các vấn đề bị các thế lực thù địch trong nước và ngoài nước lợi dụng làm công cụ chống phá cách mạng. Chúng tìm cách lừa bịp, kích động quần chúng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chính quyền cách mạng. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo ở một số địa bàn trọng điểm có ý nghĩa quan trọng nó sẽ đẩy mạnh được công tác quản lý của Nhà nước góp phần ổn định xã hội.
Đồng bào Thiên chúa giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, do đó phải giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo để tăng khối đại đoàn kết dân tộc. Phải hiểu rõ nguồn gốc, bản chất của tôn giáo cũng như sự tồn tại lâu dài của tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, từ đó tìm ra được hình thức, phương pháp vận động đồng bào theo đạo thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo và đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu lợi dụng Thiên chúa giáo chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
2. Hoàng Ngọc Vĩnh (2009), Giáo trình tôn giáo học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Huế.
3. Hoàng Tâm Xuyên (2011), 10 tôn giáo lớn thế giới. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
4. Mai Thanh Hải, Từ điển tín ngưỡng tôn giáo thế giới và Việt Nam.
5. Mai Thanh Hải (1980), Tôn giáo thế giới và Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
6. Lương Thị Hoa (2000), Lịch sử ba tôn giáo thế giới, Nhà xuất bản giáo dục.
7. Nguyễn Đức Lữ (2005), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn
Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo.
8. Trần Đăng Sinh – Đào Đức Doãn (2006), Giáo trình Tôn giáo học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
9. Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh Hà Nam (2011), Báo cáo khoa học, điều
tra, khảo sát, hiện trạng cơ sở thờ tự và hệ thống tổ chức đạo Công giáo.
10.Báo cáo khảo sát của Mặt trận Tổ quôc huyện Kim Bảng tháng 2/2011.
11.Mặt trận Tổ quốc huyện Kim Bảng (2011), Báo cáo điều tra, khảo sát về số người theo đạo Công giáo trên địa bàn huyện Kim Bảng.
12.UBND huyện Kim Bảng, Ban Tôn giáo và dân tộc (2011), Báo cáo tình hình và công tác quản lý Nhà nước về Tôn giáo và Dân tộc.
13.Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1996), Những giáo luật cơ bản của đạo Công giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo.
14.Trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo. Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Lý luận về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.