Ảnh hưởng của Thiên chúa giáo trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

Một phần của tài liệu THIÊN CHÚA GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 38 - 42)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Ảnh hưởng của Thiên chúa giáo trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

* Trong lĩnh vực văn hóa

Tôn giáo nói chung và Thiên chúa giáo nói riêng đã tồn tại cùng với dân tộc trong một quá trình thăng trầm lịch sử lâu đời, một phần đã ăn sâu vào trong lòng dân tộc Việt Nam chúng ta và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp sáng tạo

và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống: Đức tính hiền hòa lễ độ, kiên nhẫn, vị tha, độc lập tự chủ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến…Du nhập vào Việt Nam rất sớm, Thiên chúa giáo đã thích ứng khá nhuần nhiễu với phong tục tập quán bản địa và nhờ đó, những tinh hoa của Thiên chúa giáo tìm môi trường nở hoa và kết trái.

Từ góc độ văn hóa, có thể thấy Thiên chúa giáo Việt Nam có những giá trị văn hóa tiêu biểu:

Đầu tiên phải kể đến các Cha xứ có đóng góp tích cực, phục vụ lợi dân tộc, làm rặng rỡ cho Thiên chúa giáo Việt Nam từ hàng trăm năm nay. Có thể dẫn ra dây hàng loạt tên tuổi các bậc cha xứ và linh mục mức độ có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng như: Nguyễn Đức Quảng, Cao Hạnh, Quảng Tuấn, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Quang Thiều…Tiếp theo trong số đó nổi bật lên phải kể đến Lê Văn Bưởi, Nguyễn Văn Hoàn… Đây chính là những vị linh mục, giám mục uyên thâm về Thiên chúa giáo, có công sáng lập ra một số nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Để có cách nhìn chuẩn xác hơn nữa, rất cần tiếp cận với một thiết chế văn hóa Thiên chúa giáo, mà cụ thể là khu nhà thờ Kim Bình. Một điểm nổi bậc với những nét văn hóa nghệ thuật đăc sắc.

Trong kho tàng di sản văn hóa của đất nước hiếm có di tích cùng một lúc chứa đựng nhiều mặt tổng hợp như khu kiến trúc nhà thờ Kim Bình:

Thứ nhất, khu nhà thờ nổi tiếng nhờ gắn với tôn giáo thiên chúa là một trong những địa điểm lưu niệm gắn bó nhiều năm với thân thế và sự nghiệp của nhiều các vị Cha xứ và linh mục, đó là những vị suốt đời phấn đấu cho sự hưng thịnh và trường tồn của nền văn hóa Đại Việt.

Thứ hai, khu nhà thờ Kim Bình có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ - đối tượng phản ánh của nhiều áng thơ văn bất hủ. Non thiêng còn chứa đựng sự đa dạng sinh học với nhiều loại thực vật phong phú, đặc biệt là những hàng tre xanh mang lại cho du khách tham quan vẻ bình yên khi đến cầu nguyện bên đức chúa.

Nhiệm vụ của thế hệ chúng ta là phải trân trọng và tìm cách từng bước khơi lại mạch Thiên Chúa giáo, một Thiên chúa giáo đã một thời tô đậm nét son trong lịch sử dân tộc truyền thống của Thiên chúa giáo Việt Nam. Trở về cội nguồn, kế thừa tinh hoa văn hóa của tổ tiên, tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn hóa của nhân loại để sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới để xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Thời gian qua Thiên chúa giáo Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo linh mục và nghiên cứu, phổ biến giáo lý nhà thờ. Đó là những việc làm cần thiết và hữu ích. Hiện nay với sự hội nhập, Thiên chúa giáo Việt Nam cần có kế hoạch và trách nhiệm hơn trong sự nghiệp bảo vệ, đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hóa là các nhà thờ tạo ra các không gian văn hóa thích hợp cho việc tổ chức các sinh hoạt Thiên chúa giáo.

Có một di sản văn hóa thiên chúa giáo ở Việt Nam trong đó giá trị văn hóa vật thể được thể hiện qua những giáo xứ và giá trị văn hóa phi vật thể là giáo lý, giáo luật của các nhà thờ. Có thể nói đây là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nên kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa Thiên chúa giáo là nghĩa vụ cao cả của toàn xã hội, đặc biệt là của ngành Di sản văn hóa, giáo hội thiên chúa giáo Việt Nam và tất cả các linh mục, giáo mục tăng lữ trong cả nước.

Riêng ở người dân Kim Bảng việc giác ngộ triết lý của Thiên chúa giáo như một điều hiển nhiên, người dân ở đây luôn luôn coi trọng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của Thiên chúa giáo. Thiên chúa giáo đã ăn sâu vào nếp sống văn hóa của người dân Kim Bảng, họ thấy được đây là một nơi của người Việt có giá trị to lớn có ý nghĩa lớn lao tới từng bữa ăn giấc ngủ. Cứ đến ngày lễ hội là ai ai cũng tự giác tự nguyện tham gia thậm chí rất nhiệt tình. Ý thức người dân được nâng lên rõ rệt ngày lễ đến là họ tự giác tham ra công quả, quét nhà thờ, rửa bát không quản ngày đêm. Nhất là lễ hội khai xuân với những tiết mục thể hiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc như: tưởng niệm chúa Giêsu… hằng năm còn tổ chức lễ giáng sinh tưởng niệm chúa Giêsu là vào đêm 24 ngày

25 tháng 12 hằng năm góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

*Trong lĩnh vực nghệ thuật

Thiên chúa giáo thể hiện rõ nét sự tác động to lớn tới lĩnh vực nghệ thuật cụ thể như sau:

Tại các gian hàng dọc con đường vào giáo xứ Kim Bình khi ta quan sát tất cả những đồ lưu niệm được bày bán dọc đường vào nhà thờ những họa tiết hoa văn đều được khắc những cây thánh giá hay những hình tượng có liên quan đến nhà thờ như: ảnh đức mẹ đồng trinh, tượng chúa Giêsu… thể hiện sự tinh xảo, đỉnh cao của nghệ thuật.

Vào giáo xứ ta mới thấy được những linh mục, cha xứ xây nhà thờ là để bày tỏ lòng thành kính ngưỡng vọng với Chúa, tạo ra không gian linh thiêng cho việc hành đạo và tổ chức các hình thức sinh hoạt văn hóa tương thích. Từng bộ phận kiến trúc, từng hiện vật trong nhà thờ là những tác phẩm được kết tinh từ tài lao động khéo léo của những giáo dân, là sự dâng hiến của những người thợ tài hoa, họ sáng tạo không vì mục đích vì lợi nên sản phẩm đạt tới đỉnh tuyệt mĩ của nghệ thuật. Cho nên có thể khẳng định rằng, mỗi nhà thờ là một bảo tàng nghệ thuật có sức hấp dẫn đối với tất cả các giai tầng xã hội.

Ngày nay đứng trước những thành tựu nghệ thuật to lớn đó, chúng ta cần có sự nhìn nhận đúng về giá trị văn hóa phi vật thể. Từ đó nâng cao văn hóa ứng xử với di tích Kim Bình để khai thác những tiềm năng những thế mạnh về du lịch để phục vụ cho việc quy hoạch nhà thờ Kim Bình trở nên bề thế, khang trang, gần gũi vớ nhân dân, khách hành hương. Làm sao Kim Bình được chọn như điểm đến sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tâm linh như một số thánh địa văn hóa kitô giáo khác trên thế giới. Như vậy, Thiên chúa giáo hòa nhập thật sự mọi sinh hoạt của nhân dân huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Không ràng buộc khuyến dụ trong hôn nhân, để tín đồ có sự lựa chọn và tự do trong tín lý, Thiên chúa giáo sẽ là thành viên thật sự của cộng đồng, biến thành máu thịt của nhân dân chứ không phải một ung nhọt trên cơ thể hiện nay. Không chỉ ở phương diện kiến trúc, hội họa, thơ nhạc, mà tất cả lãnh vực mang tính văn hóa Thiên chúa

giáo xốc vác hòa nhập thật lòng chứ không là xã giao để che đậy sự ngoan cố bảo thủ vốn có của tập quán.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì Thiên chúa giáo cũng có những mặt tiêu cực. Ngay cả khi trước 1975, người Thiên chúa giáo đã bị các nhóm cực đoan chủ trương lập nên những ốc đảo trong cộng đồng dân tộc. Hệ quả là chúng ta thấy có những xóm làng chỉ toàn những giáo dân sinh sống và họ tách rời khỏi những sinh hoạt cổ truyền mang tính dân tộc của đại đa số người láng giềng mà họ gọi là "ngoại đạo". Thiên chúa ở nhiều làng xã được những người Việt du nhập vào và biến nó thành một phương tiện để thiểu số này mưu đồ chính trị và hủy diệt văn hóa cổ truyền. Họ còn đặt ra những luật lệ chẳng bao giờ có trong Thiên chúa giáo phương Tây, như bắt buộc từ bỏ đạo gốc và phải theo đạo Thiên chúa giáo của người phối ngẫu, bất kể là vợ hay chồng không được đốt nhang thờ cúng ông bà, không được ăn đồ cúng… Những qui định được biến chế thêm này, họ biến giáo dân thành những người xa rời với cội nguồn dân tộc, biệt lập với hàng xóm như là những người ngoại quốc. Sự chia rẽ đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay, không chỉ ở thành thị mà còn ở những làng quê hẻo lánh. Họ quên câu "nhập gia tùy tục". Thiên chúa giáo nếu nhìn theo thực tế đó, là một yếu tố gây chia rẽ dân tộc. Các cha cố gieo vào giáo dân một niềm tin rằng người theo đạo Chúa văn minh hơn người " lương", rằng theo đạo Phật hay thờ cúng ông bà là "mê tín", là lạc hậu. Với những quan điểm được các cha cấy vào não như thế, chúng ta không ngạc nhiên một bộ phận giáo dân hoàn toàn sống quay lưng lại với truyền thống dân tộc, và từ đó gây ra một hố ngăn và sự chia rẽ trầm trọng giữa người "có đạo" và người "ngoại đạo". Cái khổ của người giáo dân chân chính là mang trong mình mặc cảm, vì một số người trong giáo hội từng ôm chân thực dân, và một số lớn "thánh tử đạo" thực chất là những kẻ tay sai cho các thế lực phản động và tội đồ của dân tộc.

2.2. Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của Thiên chúa giáo ở Kim Bảng tỉnh Hà Nam trong quá trình đổi mới hiện nay.

Một phần của tài liệu THIÊN CHÚA GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)