2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xe khách Thanh Long được thành lập theo Quyết định 2526/QĐ-UB ngày 13/01/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, là một Công ty mà tiền thân của nó là doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi hình thức sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu Công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 6.622.800.000VNĐ.
Tên Công ty: Công ty cổ phần xe khách Thanh Long
Địa chỉ trụ sở chính: Số 440 Tô Hiệu, phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 031.3858307
Giấy phép thành lập số 3120/LC-UB do UBND thành phố Hải Phòng cấp ngày 13 tháng 01 năm 2001
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000039 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 15 tháng 01 năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 28 tháng 11 năm 2006.
Vốn điều lệ : 6.622.800.000VNĐ Vốn cổ phần: 6.622.800.000VNĐ
Chi nhánh: Số 225 phố Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tháng 11 năm 2006, Công ty có thay đổi vốn điều lệ từ 4.622.800.000VNĐ lên 6.622.800.000VNĐ . Chức năng và nhiệm vụ của Công ty trong thời kỳ này có sự bổ sung lớn: trước đây, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là vận chuyển hành khách liên tỉnh thì nay có thêm chức năng mới là kinh doanh xăng dầu, kinh doanh xuất phụ tùng thiết bị cho các phương tiện vận tải…, giúp Công ty khai thác những
tiềm năng sẵn có như mặt bằng, nhân lực… đưa Công ty tiến tới phát triển một các toàn diện, cân đối.
Có thể nói rằng kể từ khi thành lập dến nay Công ty cổ phần xe khách Thanh Long luôn gặp không ít những khó khăn. Nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở giao thông vận tải Hải Phòng cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty tình hình sản xuất kinh doanh đã dần đi vào ổn định, mọi mặt đời sống của người lao động được đảm bảo, trật tự an ninh trong Công ty được giữ vững.
2.1.2. Chính sách, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ
2.1.2.1. Chính sách
Phát triển có định hướng và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng. Phát triển nhanh, liên tục cải cách để ổn định
Kinh doanh định hướng vào nhu cầu thị trường. Lấy con người là yếu tố chủ đạo để phát triển
2.1.2.2. Mục tiêu
Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm theo các chức năng và ngành nghề kinh doanh được cấp phép.
Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể có được của Công ty cho các Cổ đông, nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước, không ngừng phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh
2.1.2.3. Chức năng
Các hình thức kinh doanh mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty là:
Kinh doanh vận tải hành khách là hoạt động chủ yếu tạo doanh thu cho Công ty. Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động Công ty đã xác định lĩnh vực
vận chuyền hành khách là nhiệm vụ trọng tâm và đã được đầu tư phát triển trong suốt quá trình hoạt động của Công ty.
Đóng mới vỏ xe, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải. Hoạt động này chủ yếu phục vụ nhu cầu của Công ty vì số lượng xe của Công ty tương đối lớn, nhu cầu sửa chữa là thường xuyên.
Mua bán vật tư thiết bị, phụ tùng cơ khí, kinh doanh xăng dầu, mỡ. Cũng như chức năng của xưởng sửa chữa, hoạt động chủ yếu của nó phục vụ nhu cầu chủ yếu của Công ty, ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu thị trường bên ngoài bằng việc tận dụng lợi thế sẵn có của Công ty.
2.1.2.4. Nhiệm vụ
Tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật và các chính sách của Nhà nước về các hoạt động kinh doanh,dịch vụ. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về vận tải đường bộ và các ngành nghề kinh doanh khác theo kế hoạch phát triển của Nhà nước.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóng góp khác có liên quan (như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…)
Không ngừng nâng cao trình độ của nhân viên qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Tổ chức quản lí công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Công ty.
Phối hợp với tổ chức quần chúng: Đảng, Công đoàn trong Công ty thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của người lao động, chăm lo đời sống vật chất văn hóa và tinh thần của cán bộ công nhân viên.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lí của Công ty
Sau nhiều năm hoạt động và qua nhiều lần thay đổi, sắp xếp lại Công ty thì hiện nay bộ máy quản lí của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Theo mô hình này, bộ máy quản lí của Công ty gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo được chế độ một thủ trưởng.
Biểu 2.1: Bộ máy tổ chức và quản lí
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính, Công ty cổ phần xe khách Thanh Long)
2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyền quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm đưa ra những chính sách dài hạn và những chính sách ngắn hạn về việc phát triển
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 Phòng kế hoạch Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng kĩ thuật vật tư Chi nhánh Hà Nội Đại lí xăng dầu Các đoàn xe, bến xe ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
của Công ty, quyết định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lí cao nhất của Công ty, HĐQT của Công ty bao gồm cả Đại diện Cổ đông Nhà nước và các cố đông sáng lập khác.
HĐQT quyết định chiến lược phát triển, quyết định phương án đầu tư, huy động vốn theo các hình thức; quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, thành lập Công ty con, chi nhánh, văn phòng Đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
Giám đốc: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật, trước tập thể cán bộ công nhân viên về việc tồn tại và phát triển cũng như các hoạt động kí kết hợp đồng thế chấp, vay vốn, tuyển dụng nhân viên, bố trí, sắp xếp lao động. Giám đốc Công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lí, mạng lưới kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công ty
Phó giám đốc
− Phó Giám đốc 1: thực hiện các công việc về cơ cấu tổ chức được giao, trực tiếp quản lí, thực hiện các công việc như sửa chữa, điều chỉnh, báo cáo lên Giám đốc công việc của các phòng gồm phòng kế hoạch, phòng kế toán tài vụ và phòng tổ chức hành chính.
− Phó Giám đốc 2: trực tiếp quản lí sát sao hoạt động kinh doanh, điều hành chi nhánh Hà Nội, đại lí xăng dầu, các bến xe và đội xe. Phải báo cáo tình hình thực hiện các công việc được giao lên giám đốc.
Các phòng ban trong Công ty
− Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng và nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc và ban lãnh đạo Công ty. Thực hiện tốt công tác quản lý về nhân sự, tiền lương, định mức kế hoạch nhân sự của Công ty, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội theo chế độ chính sách của Nhà nước.
− Phòng kế toán tài vụ: Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc về mặt tài chính hàng năm trên cơ sở sản xuất kinh doanh đồng thời kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc quản lí các mặt
công tác tài chính, luôn chủ động bằng mọi biện pháp để có đủ vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
− Phòng Kế hoạch: Nghiên cứu cơ chế thị trường để kịp thời điều chỉnh từng đầu xe, từng luồng tuyến sao cho hợp lý và hiệu quả, vận chuyển hành khách đúng thời điểm, trả khách đúng tuyến, nơi quy định, khai thác triệt để các luồng đường. Đảm bảo thủ tục cho các phương tiện hoạt động trên đường hợp lệ. Phối hợp với bộ phận kỹ thuật vật tư nắm rõ tình trạng của từng xe, kiểm tra định kỳ nhằm đưa ra kế hoạch sửa chữa kịp thời, hợp lý đảm bảo chạy xe an toàn đúng tiến độ và chỉ tiêu được giao đối với từng phương tiện và từng luồng tuyến.
− Phòng kĩ thuật vật tư: Quản lí về phương tiện, vật tư kĩ thuật, thiết bị từ khi được đầu tư cho đến khi thanh lý. Xây dựng các loại định mức về việc sử dụng, tiêu hao các loại vật tư kĩ thuật, các phụ tùng thiết bị và các nguyên nhiên vật liệu.Lập kế hoạch về bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, giao kế hoạch cho các đoàn xe thực hiện theo từng kì. Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào công tác bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị vật tư kĩ thuật.
− Chi nhánh Hà Nội: là đơn vị hạch toán trực thuộc được Công ty hỗ trợ thủ tục pháp lí, giao mặt bằng để kinh doanh, hàng tháng chi nhánh có trách nhiệm trả tiền khấu hao đất, thuế đất, tiền sinh lời và chịu sự quản lí về hành chính của Công ty.
− Đoàn xe: Được phân theo từng khu vực hoạt động như đội xe phía Bắc, đội xe phía Nam, đội xe miền Trung. Chịu sự điều hành phân luồng, giờ đi, giờ đến của phòng kế hoạch. Tổ chức phân công nhiệm vụ đến từng lái xe, đầu xe, thực hiện tốt công tác vận tải theo kế hoạch đề ra trong từng thời điểm, thời kì. Tổ chức kí kết các hợp đồng vận tải theo nhu cầu của khách, bán vé dịch vụ cho khách. Tổ chức thực hiện đưa đoàn xe vào bảo dưỡng sửa chữa theo đúng kế hoạch được giao.
Với mô hình quản lí trực tuyến chức năng, mỗi bộ phận, mỗi thành viên trong cơ cấu chịu sự lãnh đạo cao nhất của Giám đốc, chịu trách nhiệm từng công việc nhỏ nhất để báo cáo Phó Giám đốc. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu, cố vấn cho lãnh đạo Công ty nhằm đảm bảo cho công việc quản lí, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban Giám đốc được hiệu quả.
2.1.4.1. Tình hình cạnh tranh
Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Công ty đã xác định việc kinh doanh vận tải hành khách là hoạt động chủ yếu của Công ty, lấy việc vận chuyển hành khách theo 02 luồng tuyến Hải Phòng – Hà Nội và Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty. Đó là thị trường chính mà Công ty đã đầu tư phát triển trong suốt thời gian qua.
Khi xác định thị trường hoạt động như vậy, Công ty vấp phải sự cạnh tranh gay gắt cả trong ngành và ngoài ngành.
Cạnh tranh giữa các loại hình vận tải (cạnh tranh ngoài ngành)
Cạnh tranh ngoài ngành là cạnh tranh giữa các loại hình vận tải khác nhau bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Nếu người tiêu dùng dịch vụ cần có tốc độ vận chuyển thì đường hàng không sẽ xếp hàng đầu, tiếp sau là đường bộ. Nếu mục tiêu của khách hàng là hạ thấp chi phí thì đường biển, đường sông là tốt nhất... Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển đều là sự cân nhắc kỹ lưỡng bởi các mối quan hệ về chi phí, sự thuận tiện về nơi giao dịch, điểm đến của hành khách, hàng hoá, các yếu tố về mặt thời gian… Do đó, sự cạnh tranh giữa các phương tiện vận tải khác nhau ngày càng trở nên quyết liệt.
Cạnh tranh giữa các Công ty trong ngành
Thị trường vận tải đường bộ có nhiều Công ty cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ vận tải này. Phương thức cạnh tranh chủ yếu giữa các doanh nghiệp trong ngành vận tải đường bộ là giá cả, chất lượng dịch vụ và các dịch vụ kèm theo. Song yếu tố chi phối mạnh nhất vẫn là giá cả. Tuy nhiên, do chất lượng dịch vụ và các dịch vụ kèm theo luôn ở mức cao hơn hẳn, thoả mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng về di chuyển nên Công ty vận tải Hoàng Long đã giành một lượng lớn khách hàng từ phía Công ty. Do cùng chung địa bàn hoạt động, nên Ban Lãnh đạo Công ty đã nhận định Công ty vận tải Hoàng Long là đối thủ cạnh tranh chính của Công ty. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khác như Hải Âu, các xe tư nhân khác cũng là đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Thêm nữa, càng ngày càng có nhiều đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia khai thác trên thị trường vận tải hành khách. Cạnh tranh diễn ra
gay gắt do đó lao động trong Công ty phải nâng cao trình độ của mình, giúp Công ty có khả năng thích ứng được điều kiện môi trường hiện tại và tương lai.
2.1.4.2. Đặc điểm lao động
Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần xe khách Thanh Long nói riêng, việc xác định số lao động trực tiếp và gián tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành cơ cấu lao động tối ưu. Nếu thừa sẽ gây lãng phí lao động, gây khó khăn cho quỹ tiền lương, ngược lại nếu thiếu sẽ không dáp ứng được yêu cầu sản xúât kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cơ cấu lao động hợp lí, điều này Công ty đang sắp xếp và tổ chức lại.
Lao động trong Công ty đuợc chia làm 3 loại chính sau: Lao động vận tải
Lao động bảo dưỡng sửa chữa Lao động gián tiếp
Lao động vận tải:
Tổ chức và quản lí lao động lái xe cùng với phương tiện vận tải là khâu trung tâm trong công tác tổ chức quản lí sản xuất của Công ty cổ phần xe khách Thanh Long.
Đặc điểm hoạt động của Công ty xe khách Thanh Long nói chung và đặc điểm vận tải nói riêng thì đây là một loại lao động mang tính đặc thù vì: Tính độc lập tương đối cao, thể hiện ở chỗ họ chịu trách nhịêm về toàn bộ quá trình vận tải từ khâu khai thác nhu cầu vận chuyển đến việc tổ chức vận chuyển và thanh toán với khách hàng. Mặc khác hoạt động vận tải diễn ra bên ngoài phạm vi doanh nghiệp trong một không gian rộng lớn. Từ đó đòi hỏi lái xe phải có phẩm chất như: có tính độc lập, tự chủ và ý thức tự giác cao, có khả năng sáng tạo và xử lí linh hoạt các tinh huống nảy sinh trên đường, phải có trình độ hiểu biết đủ rộng…
Lao động bảo dưỡng sửa chữa:
Để không ngừng hoàn thiện chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa nhằm nâng cao hệ số lái xe tốt cũng như giảm ngày xe nằm chờ bảo dưỡng sửa xe, Công
ty đã tổ chức xưởng sửa chữa ngay trong khuôn viên trụ sở. Công nhân sửa chữa, bảo dưỡng có tay nghề chuyên môn hoá cao, dưới sự lãnh đạo của xưởng trưởng.
Lao động gián tiếp: