Doanh thu thương mại xăng dầu
2.2.2.1 Tình hình nợ phải trả tại Công ty
Tình hình nợ phải trả của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình nợ phải trả của Công ty trong 3 năm (2006-2008)
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 07/06 So sánh 08/07 2006 2007 2008 Số tiền Δ% Số tiền Δ% A.Nợ phải trả 31.79 1 47.79 3 33.83 9 16.002 50,3 -13.954 -29,2 I.Nợ ngắn hạn 30.19 4 42.55 4 33.21 9 1.236 4,1 -9.335 -21,9 Vay và nợ ngắn hạn 372 1.600 5.020 -212 -57,0 3.420 213,8
Phải trả cho người bán 4.199 3.554 5.276 -645 -15,4 1.722 48,5
Người mua trả tiền trước 13.722 19.628 14.271 5.906 43,0 -5.357 -27,3
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 180 2.976 59 2.796 1553,3 -2.917 -98,0
Phải trả cho người lao động 7.297 13.416 7.395 6.149 84,3 -6.021 -44,9
Các khoản phải trả phải nộp khác 1.107 1.398 1 291 26,3 -1.397 -99,9
II.Nợ dài hạn 1.597 5.239 619 3.642 228,1 -4.620 -88,2
Vay và nợ dài hạn 1.300 4.890 210 359 27,6 -4.680 -95,7
Dự phòng trợ cấp mất việc 297 349 409 52 17,5 60 17,2
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty PTS Hải Phòng)
Nợ phải trả có sự biến động qua 3 năm cụ thể như sau
Năm 2007 nợ phải trả tăng lên 16.002 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 50,3% nguyên nhân là do:
- Nợ ngắn hạn tăng lên 1.236 tr.đ tương ứng tăng với tỷ lệ 4,1% nguyên nhân do: + Khoản người mua trả tiền trước tăng 5.906 tr.đ tương ứng tăng với tỷ lệ
tại Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
43%. Khoản mục người mua trả tiền trước chủ yếu thu được từ dự án xây dựng khu nhà Đông Hải
+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 2.796 tr.đ, tương ứng tăng với tỷ lệ 1553,5%.
+ Phải trả cho người lao động tăng 6.149 tr.đ tương ứng tăng 84,3%.
+ Các khoản phải trả phải nộp khác cũng tăng 291 tr.đ ứng với tỷ lệ tăng là 26,3%.
Các khoản Công ty đi chiếm dụng khá lớn, khoản người mua trả tiền trước, khoản thuế phải nộp nhà nước và khoản phải trả người lao động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ phải trả. Đây là một khoản vốn khá lớn, Công ty tranh thủ sử dụng mà không tốn chi phí sử dụng vốn.
Trong khi đó:
+ Vay và nợ ngắn hạn giảm 212 tr.đ tương ứng giảm 57%.
+ Phải trả cho người bán giảm 645 tr.đ tương ứng giảm với tỷ lệ 15,4%.
Năm 2007 do Công ty làm ăn có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận nên trả bớt nợ.
Nợ dài hạn năm 2007 so với năm 2006 cũng tăng lên 3.642 tr.đ , tương ứng với tỷ lệ tăng là 228,1%. Nguyên nhân chủ yếu do Công ty đã tăng các khoản vay và nợ dài hạn.
Nợ phải trả năm 2008 giảm 13.954 tr.đ tương ứng giảm với tỷ lệ là 29,2%. Nợ phải trả giảm nguyên nhân chủ yếu do:
- Nợ ngắn hạn trong kỳ giảm 9.335 tr.đ tương ứng với tỷ lệ giảm 21,9 %. Nguyên nhân là do :
+ Khoản vay và nợ ngắn hạn tăng lên 3.420 tr.đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 213,8 %
+ Phải trả cho người bán cũng tăng lên 1.722 tr.đ, tương ứng tỷ lệ tăng là 48,5%. Trong khi đó:
tại Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
27,3%. Nguyên nhân giảm là do năm 2007 xí nghiệp sửa chữa chưa tách ra khỏi công ty mẹ. Năm 2008 xí nghiệp sửa chữa Hồng Hà tách ra thành một công ty con- cty TNHH đóng tàu Ptài sản. Do đó mà làm cho khoản người mua trả tiền trước của năm 2008 giảm so với năm 2007.
+ Phải trả người lao động giảm 6,021 tr.đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 44,9%. + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 2,917 tr.đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 98%.Ta thấy việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, công ty đã thực hiện rất tốt.
Ngoài ra còn các khoản phải trả, phải nộp khác cũng giảm.
Trong kỳ các khoản người mua trả tiền trước, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm cho thấy khoản công ty đi chiếm dụng của các đơn vị khác trong kỳ là giảm đi khá lớn.
- Nợ dài hạn trong kỳ cũng giảm đi 4.620 tr.đ , tương ứng với tỷ lệ giảm là 88,2%. Do Công ty đã trả 4.680 tr.đ cho các khoản vay và nợ dài hạn. Và không vay thêm các khoản nợ dài hạn nữa.
* Tỷ số nợ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
1. Nợ phải trả 47.793 33.839
2. Tổng nguồn vốn 83.470 100.148
Tỷ số nợ (1/2)x 100 57% 33%
Như vậy, Cứ 100 đồng vốn thì có 57 đồng hình thành từ vốn vay năm 2007. Năm 2008, thì chỉ có 33 đồng hình thành từ vốn vay. Cơ cấu nợ phải trả so với tổng nguồn vốn của công ty là hợp lý vì nó không quá cao. Năm 2008 công ty đã trả được gần hết nợ dài hạn và nhiều khoản phải trả khác như trả công nhân, các khoản thuế phải nộp Nhà nước, do đó làm cho tỷ số nợ giảm xuống.