L ỜI CẢM TẠ
T ỔNG QUAN ÀI LIỆU
4.1.2 Thủy sinh vật
4.1.2.1 Phytoplankton
Cấu trúc trúc thành phần giống loài Phytoplankton
Thành phần giống loài tảo hiện diện ở 2 nghiệm thức trong các đợt thu mẫu Bảng
4.1 và Bảng 8 phần phụ lục.
Bảng 4.1 Cấu trúc thành phần giống loài Phytoplankton ở 2 nghiệm thức
Thủy vực Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2
Ngành Số loài (%) Số loài (%) Bacillariophyta 18 21,69 23 26,14 Chlorophyta 29 34,94 31 35,23 Cyanophyta 8 9,64 7 7,95 Euglenophyta 28 33,73 27 30,68 Tổng 83 100 88 100
Qua kết quả trình bày (Bảng 4.1) cho thấy ở 2 thực nghiệm khảo sát, thành phần
giống loài tảo dao động tương đương nhau từ 83 – 88 loài. Trong đó, ở nghiệm thức
31 loài chiếm 35,23 %, phần lớn các loài tảo thuộc ngành tảo lục là cơ sở thức ăn
tốt cho cá và Euglenophyta với 27 loài chiếm 30,68 %, đây là ngành tảo xuất hiện trong môi trường giàu dinh dưỡng, đó là điều kiện không có lợi cho tôm cá. Nghiệm
thức 1 số lượng loài thấp hơn nghiệm thức 2 với 83 loài, ngành tảo chiếm tỷ lệ cao ở nghiệm thức 1 vẫn là tảo lục với 29 loài chiếm 34,94 % và tảo mắt với 28 loài chiếm 33,73 %. Ngành tảo lam có số lượng loài thấp nhất với 8 loài chiếm 9,64 %. Các giống loài thường gặp ở 2 nghiệm thức gồm: Spirogyra, Chlorella, Nitzschia, Navicula, Oscillatoria, Phacus, Euglena.
Sinh lượng Phytoplankton ở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000
Bacillariophyta Chlorophyta Cyanophyta Euglenophyta Tổng Ngành
Cá thể/ lít Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Hình 4.9 Số lượng Phytoplankton của 2 nghiệm thứcqua các đợt thu mẫu
Qua kết quả biểu diễn (Hình 4.9) cho thấy lượng Phytoplankton của nghiệm thức 1 là 2.005.500 cá thể/ lít cao hơn rất nhiều so với sinh lượng phiêu sinh thực vật của
nghiệm thức 2 là 784.001 cá thể /lít. Ở nghiệm thức 1 có độ trong dao động từ 10 –
20 cm, hàm lượng P-PO43- từ 0,1 – 1 ppm, N-NH3dao động 0,5 – 1 ppm và COD từ
8,6 – 17,8. Với hàm lượng các yếu tố thủy lý, hóa trên đó là điều kiện thuận lợi cho
phiêu sinh thực vật phát triển.
4.1.2.2 Zooplankton
Cấu trúc thành phần giống loài Zooplankton.
Thành phần giống loài Zooplankton hiện diện ở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu được trình bày ở Bảng 4.2 và Bảng 9 của phần phụ lục.
Qua kết quả khảo sát và được trình bày (Bảng 4.2) chúng tôi nhận thấy thực
%, Cladocera chỉ tìm thấy 7 loài chiếm 11,86 %. Nghiệm thức 2 tìm thấy được 63
loài, giống như kết quả thu ở nghiệm thức 1 Rotifer có số lượng loài nhiều nhất với
31 loài chiếm 49,21 %, Cladocera vẫn là ngành có số lượng loài xuất hiện thấp nhất
với 6 loài chiếm 9,52 %. Nhìn chung, giữa 2 nghiệm thức không có sự chênh lệnh
đáng kể về sự xuất hiện của các loài Zooplankton. Các giống loài thường gặp gồm:
Filinia terminalis, Polyarthra vulgaris, Acerlla vulgaris, Moina macrocopa.
Bảng 4.2 Cấu trúc thành phần giống loài Zooplankton ở 2 nghiệm thức Thủy vực Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2
Ngành Số loài (%) Số loài (%) Cladocera 7 11,86 6 9,52 Copepoda 13 22,03 13 20,63 Protozoa 14 23,73 13 20,63 Rotifer 25 42,37 31 49,21 Tổng 59 100 63 100
Sinh lượng Zooplanktonở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000
Cladocera Copepoda Nauplius Protozoa Rotif er Tổng
Ngành
Cá thể/lít Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Hình 4.10 Số lượng Zooplankton ở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu
Sinh lượng Zooplankton của 2 nghiệm thức (Hình 4.1) phong phú. Trong đó nghiệm
thức 2 với 9.196 cá thể/ lít cao hơn so với nghiệm thức 1 với 4.300 cá thể/ lít. Đây
là nguồn thức ăn tự nhiên rất quan trọng cho các đối nuôi, với sinh lượng phiêu sinh
4.1.2.3 Zoobenthos
Cấu trúc thành phần giống loài Zoobenthos
Thành phần giống loài Zoobenthos hiện diện ở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu được trình bày ở Bảng 4.3 và phần phụ lục Bảng 10.
Bảng 4.3 Cấu trúc thành phần giống loài Zoobenthos ở 2 nghiệm thức Thủy vực Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2
Ngành Số loài (%) Số loài (%) Insecta 1 12,50 1 16,67 Gastropoda 2 25,00 0 0,00 Grustacera 1 12,50 1 16,67 Oligochaeta 4 50,00 4 66,67 Tổng 8 100 6 100
Qua kết quả khảo sát được trình bày (Bảng 4.3) cho thấy nghiệm thức 1 có 8 loài,
trong đó chiếm tỷ lệ cao là nhóm Oligochaeta với 4 loài được tìm thấy chiếm 50 %.
Nghiệm thức 2 có 6 loài, và nhóm có giống loài xuất hiện nhiều nhất là nhóm Oligochaeta với 4 loài chiếm 66,67 %. Các giống loài tiêu biểu gồm ngành Oligochaeta như: Brachiura sarwerbgii, Limmodrilus hoffmeisteri, ngành
Gastropoda: Bellamya filosa, ngành Insecta: Chrironomus sp.
Sinh lượng Zoobenthos
0 200 400 600 800 1000 1200
Insecta Gastropoda Grustacera Oligochaeta Tổng
Ngành
Cá thể/m2 Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Sinh lượng động vật đáy của nghiệm thức 1 (Hình 4.11) với 534 cá thể/m2 có ý nghĩa thấp hơn sinh lượng động vật đáy của nghiệm thức 2 với 1.109 cá thể/m2. Với
sinh lượng này đã góp phần nâng cao được năng suất cá nuôi đặc biệt là những loài cá có tập tính ăn sục bùn như cá chép.