trình đào tạo
Hiện nay trong chương trình đào tạo của các trường đại học, tỉ lệ thời gian dành cho sinh viên đi nghiên cứu thực tế rất ít, hoặc nếu có thì hiệu quả thấp. Có nhiều lí do về kinh phí, về thói quen dạy học, về khâu tổ chức... tựu trung lại là quan niệm quá coi trọng tính chất hàn lâm, lí thuyết trong chương trình dào tạo, ít quan tâm đến các vấn đề thực tiễn - vốn là điểm yếu của giáo dục đại học Việt Nam. Ví dụ, trong chương trình đào tạo giáo viên, quỹ thời gian để sinh viên tham gia nghiên cứu thực tiễn phổ thông chỉ có 8 tuần (kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm) trong tổng số 4 năm học tập ở đại học. Giải pháp tăng cường các hoạt động thực tế trong quá trình giảng dạy các môn lí luận về khoa học giáo dục cũng gặp phải các trở ngại về tổ chức dạy học. Nguyên nhân bởi cú sự "xa cách " giữa trường đại học sư phạm với giáo dục phổ thông và đây không phải là hiện tượng có thể khắc phục được ngay.
Thông qua các hoạt động thực tập, thực tế sư phạm và thực tế chuyên môn, sinh viên được tiếp xúc với các vấn đề của thực tiễn, xác định nhu cầu, đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân... Đặc biệt là trong xu hướng hiện đại nghiên cứu về phát triển chương trình đào tạo (Curriculum Deverlopment), cả giảng viên và sinh viên sư phạm có sự đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, cách đánh giá... trong quá trình đào tạo. Ví dụ, theo quan điểm truyền thống, chương trình giảng dạy thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt với các nội dung đã được thẩm định, các nội dung bổ sung vào chương trình dạy của giảng viên ít được cập nhật. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận phát triển, trong quá trình đào tạo, thực chất là giảng viên và sinh viên đại học cùng nhau nghiên cứu, khám phá, bổ sung tư liệu, cung cấp thông tin thới, cách tiếp cận mới... để sau một khoá học, nội dung chương trình được bổ sung hoặc thay đổi, cách tiếp cận giảng dạy và học tập được đổi mới, tức là có sự
phát triển chương trình đào tạo: Nhiệm vụ quan trọng của khoa học giáo dục hiện đại về tiếp cận chương trình có thể thực hiện được trong điều kiện chất lượng chương trình (thể hiện ở chất lượng sản phẩm đào tạo) được thể nghiệm ở thực tiễn môi trường, ở các tiêu chí đánh giá từ thực tiễn giáo dục.
Một trong những nhiệm vụ của sinh viên hiện nay là xác định rõ các mục tiêu của hoạt động thực tế, hình đung ra các hoạt động, viết báo cáo thực tế sau mỗi đợt đi. Điều quan trọng hiện nay là trong quá trình đưa sinh viên nghiên cứu giáo dục phổ
1. Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới. NXB Thế giới. H, 2005; tr .122.
http://www.ebook.edu.vn
thông, cần giúp họ liên hệ với lí thuyết đã học, đồng thời từ các kết quả nghiên cứu thực tế: các nhóm phải xác định danh mục các vấn đề cần nghiên cứu.
Kiến tập sư phạm, thực tập sư phạm là một hình thức đưa sinh viên xuống các trường học để tập làm các công việc của một giáo viên. Đây là một khâu quan trọng của quy trình đào tạo giáo viên, kết quả thực tập sư phạm là điều kiện để xét tốt nghiệp cho sinh viên ra trường. Mục đích của thực tập sư phạm là giúp sinh viên nắm vững thực tế trường phổ thông, vận dụng kiến thức giáo dục và dạy học vào thực tế, thông qua đó họ được rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, phát triển năng lực nghề nghiệp, hình thành thế giới quan nghề nghiệp. Các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục có thể được nảy sinh từ hoạt động thực tiễn ở phổ thông, do đó trong thời gian sinh viên đi kiến tập và thực tập sư phạm, giảng viên đại học cần gợi mở các nội dung khoa học để kiến tạo các đề tài khoa học.
Mô hình giảm lí thuyết tăng thực hành hiện nay đang vấp phải khó khăn chính không phải là điều kiện năng lực tổ chức mà trước hết là nhận thức của một số giảng viên đại học còn rất lạc hậu. Trên thực tế cách quản lí giáo dục đại học hiện nay sẽ làm cho giảng viên đại học quan tâm nhiều đến số giờ giảng hơn là tìm giải pháp, tìm cách dạy mới.
Nghiên cứu bảng so sánh nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên đại học cộng đồng ở Hoa Kì và ở Việt Nam sau đây sẽ cho chúng ta có nhận định về tỉ lệ giảng dạy lên lớp với các hoạt động khác của giảng viên là rất khác nhau.
Phản công giảng dạy của giảng viên Hoa Kì (*)
Phân công giảng dạy của giảng viên Việt Nan (**)
Số giờ của giảng viên: 40 giờ/tuần
- Giảng dạy: 16 -18 tiết
- Trảlời thắc mắc của SV: 4 - 5 tiết - Phụ đạo: 4 - 5 tiết
- Soạn bài, chấm bài: 8 - 10 tiết - Trao đổi với đồng nghiệp: 2 - 3 tiết - Làm dự án, báo cáo: 2 - 3 tiết - Học chuyên môn: 4-5 tiết
Số giờ của giảng viên: 40 giờ/tuần
- Theo phân công: 18 tiết
- Thực tế giảng dạy: 30 tiết (CQ, TC) - Phụ đạo: 1 tiết
- Chấm bài: 3 tiết - Bồi dường: 2,5 tiết .
- Sinh hoạt chuyên môn: 1 tiết - Nghiên cứu khoa học: 2,5 tiết
(*) Nguồn: Ngô Tấn Lực. Trường ĐH cộng đồng ở Mĩ...Tạp chí Giáo dục, số 125, 11/2005.
(**) Nguồn: Phòng ĐT- KH-QHQT, Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên 2005.
http://www.ebook.edu.vn
Như vậy, thời gian giảng viên trường sư phạm dành để nghiên cứu thực tế giáo dục phổ thông rất ít. Sự am hiểu của các giảng viên sư phạm về giáo dục phổ thông là điều kiện quan trọng để bổ sung cho lí luận khoa học giáo dục ngày càng phong phú hơn.