Đời sống của nông dân sau khi áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận vănTheo dõi mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ tại xã Tân Trung huyện Phú Tân tỉnh An Giang.pdf (Trang 44 - 46)

Qua kết quả theo dõi và phỏng vấn thì 100% nông dân cho rằng sau từ 2- 12 năm áp dụng mô hình nuôi cá lóc thì đời sống thay đổi theo chiều hướng tăng. Trong đó 72,41% cho rằng mô hình này mang lại lợi nhuận cao (Bảng 15). Ông Võ Hữu Đời cho biết sáu năm trước khi chưa áp dụng mô hình này thì đời sống gia đình ông rất khó khăn phải sống bằng nghề làm thuê để nuôi 9 miệng ăn, nhưng kể từ khi áp dụng mô hình này thì đời sống gia đình hoàn toàn đổi khác, nhà cửa khang trang, không những thế gia đình còn sắm được xe gắn máy, tivi,…và cho con cái được học hành. Theo những người nuôi cá đầu tiên ở xã cho biết những năm trước khi mà số lượng người nuôi ít thì giá cá mồi rất thấp khoảng 2000-2500 đồng/kg và tình hình dịch bệnh tương đối ít. Hơn nữa giá cá thịt cũng ổn định do đó người nuôi có lợi nhuận cao.

Bên cạnh đó, thì do nuôi cá quanh năm nên 27,59% nông dân cho rằng đời sống có thay đổi theo chiều hướng tốt hơn do họ có thu nhập thường xuyên nên ổn định cuộc sống. Họ có thể xoay trở đồng vốn của mình bằng cách: nuôi vụ mùa lũ rồi lấy tiền vốn và tiền lời từ vụ này để đầu tư nuôi vụ mùa nghịch (vụ này có lợi nhuận cao, do giá cá thịt cao, nhưng rất dễ xảy ra rủi ro do điều kiện thời tiết không thuận lợi). Điều này cũng giống như kết quả báo cáo của huyện Phú Tân mô hình nuôi cá lóc trong vèo mang lại thu nhập bình quân từ 3-10 triệu đồng/hộ (Phòng Xây dựng và phát triển nông thôn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, 2003 ).

Bảng 15: Sự thay đổi đời sống của nông dân và yếu tố quyết định sự thành công khi áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo

Diễn giải Phần trăm (%)

1. Đời sống thay đổi theo chiều hướng tăng do:

- Thu nhập thường xuyên nên cuộc sống ổn định - Lợi nhuận cao

2. Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình:

- Vốn sản xuất: để mua thức ăn và tự sản xuất cá giống - Thị trường đầu ra - Thức ăn tốt 100 27,59 72,41 79,31 17,24 3,45

Trên đây là 2 lý do dẫn đến đời sống của người dân thay đổi theo chiều hướng tăng khi áp dụng mô hình, nhưng nếu so với huyện An Phú thì lý do quan trọng nhất mà người nuôi cho rằng làm thay đổi cuộc sống của họ là thêm nguồn thu nhập - do nơi đây cũng có nhiều hộ nuôi cá lóc trong vèo quanh năm (Cao Quốc Nam và ctv, 2005). Cũng theo tác giả này thì 12% và 37% nông dân ở 2 huyện Châu Phú và An Phú cho rằng đời sống vẫn không thay đổi khi áp dụng mô hình do giá cá thịt không ổn định và cùng với các lý do khác làm cho mô hình nuôi cá lóc trong vèo chưa thật sự mang lại lợi nhuận. Điều này có thể do

điều kiện tự nhiên tại 2 vùng này nên người dân không thể tiến hành nuôi cá lóc sớm nên phải chấp nhận bán cá với giá thấp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận vănTheo dõi mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ tại xã Tân Trung huyện Phú Tân tỉnh An Giang.pdf (Trang 44 - 46)