Mô hình giải thích được 31,32% sự phụ thuộc của tỷ số xuất nhập khẩu vào sự biến động của tỷ giá thực đa phương và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân trung bình của các đối tác thương m ại. Tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu đồng biến với tỷ giá thực đa phương và nghịch biến với chỉ số GDP trung bình. Khi REER tăng 1% thì tỷ số xuất trên nhập khẩu sẽ tăng 1,0777%. Khi chỉ số GDP trung bình tăng 1%, tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu giảm 4,7362%. Nói cách khác, chỉ số GDP trung bình của các đối tác tăng đã làm nhập khẩu Việt Nam tăng lên. Mức độ tác động của tỷ giá thực đa phương đối với việc cải thiện cán cân thương m ại cao hơn tỷ giá thực song phương VND/USD
Có m ột sự khác biệt rất lớn trong mô hình hồi quy tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu theo tỷ giá thực và chỉ số GDP. Đó là khi trong mô hình có biến độc lập là tỷ giá thực song phương thì biến độc lập là chỉ số GDP của Việt Nam có ý nghĩa, trong khi chỉ số GDP của đối tác thương m ại song phương (ở đây là chỉ số GDP của Mỹ) không có ý nghĩa.
Ngược lại, khi trong mô hình có biến tỷ giá thực đa phương thì chỉ số GDP trung bình của các đối tác thương mại có ý nghĩa thống kê, trong khi chỉ số GDP của Việt Nam không có nghĩa.
T heo ý kiến chủ quan của tác giả, khi chỉ số GDP trung bình tăng, có thể đã làm tăng đầu tư nói chung và đầu tư ra nước ngoài nói riêng của các đối tác thương mại với Việt Nam. Do các đối tác này cũng chính là các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, cho nên một sự gia tăng GDP của họ có thể đã làm tăng dòng chảy vốn đầu tư vào Việt Nam , kéo theo nhu cầu nhập khẩu máy m óc thiết bị tăng lên, từ đó làm tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam trong thời gian gần đây có xu hướng chảy mạnh vào lãnh vực bất động sản. Điều này có thể thúc đẩy tiêu dùng nội địa hơn là làm tăng xuất khẩu, từ đó cũng làm xấu đi cán cân thương m ại.
Và có lẽ do tính chất đa phương trong quan hệ quốc tế của nền kinh tế Việt Nam, nên tốc độ tăng GDP trung bình đã có tác động đến xuất nhập khẩu. T rong khi đó, GDP của Mỹ rất lớn so với GDP của Việt Nam và cấu trúc nền kinh tế của hai quốc gia có sự đối lập: một nước công nghiệp hàng đầu thế giới và một nước đang phát triển nên sự thay đổi của GDP của Mỹ tác động rất ít đến xuất nhập khẩu của Việt Nam.
hơn là nhân tố đơn lẽ (t rong cùng một mô hình hồi quy gồm nhiều nhân tố tác động). Do đó, có thể tạm thời lý giải vì sao trong m ô hình tác động của tỷ giá thực đa phương và chỉ số GDP đến tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu thì chỉ số GDPw có ý nghĩa trong khi chỉ số GDP Việt Nam không có ý nghĩa thống kê. Do phạm vi đã chọn trước tác giả cũng không đi sâu phân tích sự tác động của GDP đến xuất nhập khẩu.
Kết luận: kết quả mô hình cho thấy sự biến động của tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá thực song phương và đa phương và sự tác động này nhỏ. Hay nói cách khác, sự giảm giá thực của tiền đồng so với đồng tiền của các đối tác thương m ại chủ yếu làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu thể hiện qua việc tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu tăng. T uy nhiên, do hệ số xác định của mô hình nhỏ cho thấy rằng ngoài tỷ giá thực, xuất nhập khẩu còn chịu sự tác động rất lớn từ các nhân tố khác.
(T rích từ Luận văn Thạc sỹ năm 2009 “Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương m ại của Việt
Nam” của Phạm Hồng Phúc)
Như vậy, có thể thấy, khi chạy mô hình hồi quy để nghiên cứu tình hình thực tiễn tại Việt Nam, chúng ta cũng có kết quả tương tự như nghiên cứu của nhóm tác giả Yin – Wong Chueng, Menzie D. Chinn và Eiji Fujii về tỷ giá hối đoái và tài khoản vãng lai của Trung Quốc, rằng xuất nhập khẩu hay cán cân vãng lai không chỉ chịu ảnh hưởng từ m ột mình chính sách t ỷ giá hối đoái mà còn có chịu tác động của nhiều nhân tố khác.