Đào tạo huấn luyện nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Kỹ Thuật Và Thương Mại An Phúc.doc (Trang 39 - 42)

Thời gian kéo dài 4-6 tháng với nội dung dạy cho nhân viên về lịch sử, truyền thống của công ty, mục tiêu kinh doanh, lý tưởng và các nội dung nghiệp vụ của công ty. Nhân viên cũng được học về cơ cấu tổ chức, các chức danh chủ chốt của công ty và biết về những người đảm nhiệm những chức vụ đó. Nhân viên còn được dạy cả cách ăn, nói, gói, mở, cách tiếp xúc, cách xử sự trong quan hệ với mọi người trong công ty.

• Giai đoạn đào tạo này nhằm đạt 3 mục tiêu:

• Tác phong hóa: xây dựng cho nhân viên tác phong làm việc, sinh hoạt, xử thế theo phong cách chung của công ty, hiểu người và việc của công ty để biết cách liên hệ trong công tác.

• Thực tế hóa: nhằm rèn luyện tính thực tế cho nhân viên bằng cách bố trí cho họ xuống các xưởng làm những công việc không gắn với chuyên môn mà họ đã có. Mục đích của việc này là muốn thông qua đó dạy cho nhân viên ý thức phục vụ không điều kiện, sát thực tế, hiểu được tâm lý khách hàng. Đồng thời qua lao động trực tiếp mới thấy hết những vất vả, cực nhọc để từ đó hình thành ý thức cải tiến.

• Giáo dục tinh thần tập thể, hợp tác làm việc trong công ty: trong khóa học thường tổ chức những đợt đi nghỉ, cắm trại, vui chơi, tham quan chung nhằm xây dựng tình cảm giữa những người cùng vào công ty một lần.

Giai đoạn đào tạo chuyên môn:

Giai đoạn đào tạo này kéo dài trong suốt thời gian nhân viên làm việc cho công ty. Tại các xí nghiệp thợ cả dạy cho thợ trẻ, cấp trên dạy cho cấp dưới trong quá trình cùng làm việc.khoảng 3 – 5 năm công nhân, kỹ sư của công ty được đào tạo lại nghề một lần. Họ học chương trình nâng cao tay nghề hay học nghề khác tại trường đào tạo của công ty và trong quá trình sản xuất họ được luân chuyển làm tất

cả các công việc trong dây chuyền sản xuất, các công việc này thường trái với nghề chính của họ. Việc luân chuyển làm vệc chương trình đào tạo lại này có tác dụng tạo cho người công nhân giỏi một nghề biết nhiều nghề để trong quá trình làm việc họ hiểu yêu cầu của các vị trí khác nên có thể đáp ứng tốt những yêu cầu đó cho các vị trí sau trong dây chuyền sản xuất. Đồng thời khi một vị trí gặp khó khăn các bạn đồng nhiệp có khả năng tay nghề để giúp đỡ.

Đồng thời, công ty nên tổ chức huấn luyện về chất lượng cho tất cả mọi người trong công ty nhằm nâng cao nhận thức về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Huấn luyện phương pháp kiểm tra chất lượng để tất cả mọi người đều có khả năng kiểm tra tất cả mọi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Đào tạo các nhà quản trị:

Gửi các nhà quản trị đi đào tạo trong nước hoạc du học nước ngoài, các trường này có thể không đào tạo về chuyên môn mà chủ yếu đào tạo về chính trị, hệ tư tưởng, kinh tế ứng dụng và cách tìm hiểu về con người…

Đồng thời tổ chức các chương trình đòa tạo tại chỗ cho cán bộ của công ty bằmg cách thuyên chuyển, thay đổi chức vụ, nơi công tác trong tổ chức. Quá trình này nhằm hai mục đích:

• Tránh sự nhàm chán, sự chủ quan, ỷ lại…do qua quen công việc, bởi khi nhân chức vụ mới bắt buộc người cán bộ phải tìm hiểu để thích nghi, tạo ra thói quen ham tìm hiểu, ham học hỏi cho người cán bộ từ đó có đầu óc cải tiến.

• Nhằm đào tạo cho người cán bộ có cách nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về công ty, thấy hết được những khó khăn ở các vị trí, nơi công tác từ đó có cái nhìn

thông cảm, tạo sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa cán bộ ở các bộ phận trong công ty.

Một phần của tài liệu Công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Kỹ Thuật Và Thương Mại An Phúc.doc (Trang 39 - 42)