Thử nghiệm động

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập sinh lý bệnh (Trang 31)

III. Các rối loạn chủ yếu

b) Thử nghiệm động

- Những thử nghiệm tĩnh không cho biết được nguồn gốc của ưu năng do đó ta phải sử dụng thêm thử nghiệm động để chẩn đoán nguyên nhân xảy ra tại tuyến hay ngoài tuyến

- Nguyên lý chung của thử nghiệm là kìm hãm tuyến định thăm dò bằng cách giảm kích tố của tuyến đó và quan sát hoạt động của nó

+ Nếu là ưu năng tại tuyến thấy hormon vẫn duy trì ở mức độ cao (-), chứng tỏ hoạt động của tuyến đó không còn chịu sự điều hoà bình thường + Nếu tuyến tăng cường hoạt động do kích thích từ bên ngoài, dùng thử nghiệm kìm hãm thấy lượng hormon giảm (+) chứng tỏ ưu năng ngoài tuyến

- Trường hợp các tuyến phụ thuộc tuyến yên thì khi cho vào trong cơ thể một lượng lớn hormon thì theo cơ chế tác dụng ức chế ngược thì hormon đó sẽ ức chế tuyến yên giảm tiết kích tố và tuyến trực thuộc sẽ không bị kích thích từ trên xuống sẽ giảm tiết hormon, đó là nguyên nhân ngoài tuyến

Ví dụ : Bình thướng khi tiêm vào trong cơ thể chất triiodthronin ( hormon tuyến giáp ) thì thấy hormon trong máu giảm ít nhất 25% sau 24h, nếu ưu năng tại tuyến thì đậm độ hormon trong máu không giảm mà vẫn cao, hoặc khi đưa vào trong cơ thể một corticoid tổng hợp thấy trong nước tiểu giảm chất 17-OƠCS là một sản phẩm chuyển hoá của cortison nếu ưu năng tại tuyến thựơng thận thì chất đó vẫn cao

- Trường hợp các tuyến không phụ thuộc tuyến yên (tuỵ , cận giáp ...), thì chỉ cần làm thay đổi tương đối tính chất lý hoá của nội môi là có thể đánh giá được hoạt động của tuyến yên

Ví dụ : Bình thường nếu gây tăng Ca máu bằng cách tiêm vào trong cơ thể một lượng lớn Ca thì ngay lập tức tuyến cận giáp sẽ giảm tiết và biểu hiện là Ca máu giảm và phosphat máu tăng đồng thời Ca niệu tăng và phosphat niệu giảm, song nếu có ưu năng tại tuyến thử nghiệm kìm hãm này (-) tức là hormon cận giáp trong máu vẫn cao, hay bình thường khi ăn mặn, tiêm huyết thanh mặn ưu trương, tiêm DOCA hoặc tăng thể tích máu thấy vỏ thượng thận giảm tiết Aldosteron song nếu có ưu năng tại tuyến Aldosteron trong máu vẫn cao

- Tóm lai: Nếu tuyến tăng hoạt động do bị kích thích thfi tửh nghiệm kìm hãm sẽ làm cho tuyến trở lại hoạt động bình thường, còn nếu như ưu năng do tuyến thì thử nghiệm âm tính hay không rõ rệt

Câu 66: Nguyên tắc các thử nghiệm chẩn đoán nhược năng tuyến nội tiết ?

- Để chẩn đoán phân biệt giữa thiểu năng tại tuyến hay ngoài tuyến người ta dùng thử nghiệm động chủ, yếu là thử nghiệm kích thích mà nguyên lý là dùng những kích thích bình thường với tuyến và quan sát thay đổi của tuyến

- Nếu là nguyên nhân tại tuyến : Nghĩa là nhu mô tuyến có vấn đề, thì thử nghiệm kích thích (-) tức là nồng độ hormon vẫn thấp như cũ, trái lại khi tuyến chỉ bị ức chế do một nguyên nhân bên ngoài thì khi bị kích thích tuyến sẽ tăng cường hoạt động ( thử nghiệm kích thích + )

- Trong thiểu năng tuyến nói chung thì thử nghiệm tĩnh cho những kết quả hoạt động của tuyến thấp hơn bình thường + Thiểu năng tuỵ thì glucose máu tăng

+ Thiểu năng thượng thận Lượng corticoid trong máu và sản phẩm chuyển hoá của chúng trong nước tiểu giảm - Đối với các tuyến trực thuộc tuyến yên thì thương dùng hormon tuyến yên tương ứng

Ví dụ : thiểu năng tuyến giáp thì khi kích thích trực tiếp tuyến giáp bằng hormon tuyến giáp, nếu hormon tuyến giáp vẫn thấp (-) thì nguyên nhân là ở ngay tuyến giáp và ngược lại nếu hormon tuyến giáp tăng (+) thì nguyên nhân là ở ngoài tuyến, có hai trường hợp có thể xảy ra hoặc là tổn thương ở tuyến yên hoặc là tổn thương ở vùng dưới thị

+ Kích thích trực tiếp tuyến yên bằng TRF ( yếu tố kích thích giải phóng hormon tuyến giáp ) nếu hormon tuyến giáp không tăng thì nguyên nhân ở vùng dưới thị hay kích thích gián tiếp vùng dưới thị bằng cách giảm tiết hormon tuyến giáp, nếu hormon tuyến giáp không tăng thị nguyên nhân ở vùng dưới thị

- Nếu là một tuyến không trực thuộc tuyến yên ( tuyến tuỵ , cận giáp...) thì sẽ kích thích bằng cách thay đổi tính chất của nội môi.

+ Bình thường khi tăng áp lực thẩm thấu huyết tương ( hạn chế nước hay tiêm huyết thanh mặn ưu trương ) thấy ADH tăng tiết gây thiểu niệu.

+ Nếu lượng nước tiểu không giảm ( thử nghiệm - ) có 2 trường hợp có thể xảy ra là giảm tiết ADH hoặc do ống thận giảm THT, trái lại nếu lượng nước tiểu giảm đó là do giảm tiết ADH nguyên nhân có thể là do tổn thương vùng dưới thị ( nhân trên thị và cạnh thất tiết ADH ) hoặc là do tổn thương đường vận chuyển ADH hoặc tổn thương thuỳ sau tuyến yên

Ví dụ : Trong thiểu năng tuyến cận giáp nếu gây giảm oxy máu ( bằng EDTA, estradiol benzoat ) thấy Ca máu giảm rõ rệt và sau đó không trở lại bình thường vì tuyến giáp không còn khả năng tiết hormon để tăng chuyển hoá Ca

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập sinh lý bệnh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)