Trước thập niên 90 các công ty giao nhận chủ yếu kinh doanh giao nhận hàng rời, giao nhận hàng container không đáng kể, chủ yếu từ đội tàu Liên Xô chuyển đến. Vận chuyển hàng trong container tăng nhanh trên tuyến vận tải châu Âu, Đông Á. Đến nay có hơn 50 hãng tàu container lớn hoạt động tại Tp.HCM, góp phần nâng cao tỷ lệ giao nhận vận tải hàng container so với hàng rời.
Bảng 14: Tỷ lệ giao nhạân vận tải hàng rời và container (ĐVT: %) Tỷ lệ Năm Lượng luân chuyển Hàng container Hàng rời
Container Rời
2001 15.237 6.491 8.746 42.6 57.4
2002 18.261 9.112 9.149 49.9 50.1
2003 20.896 11.325 9.571 54.2 45.8
2004 20.838 12.813 8.025 61.5 38.5
Nguồn: VOSA Việt Nam, Cục Thống Kê Tp.HCM
Qua số liệu bảng trên cho thấy, tỷ lệ giao nhận hàng rời ngày càng giảm và thay vào đó là giao nhận bằng container. Với xu hướng phát triển kinh tế thế giới nói chung, kinh doanh ngoại thương nói riêng thì việc vận tải theo hướng container hóa là điều tất yếu do những ưu thế của loại hình vận chuyển này. Vả lại, đối với hàng rời vai trò của người giao nhận rất hạn chế vì hầu hết công việc được thu xếp bởi đại lý vận tải hoặc được thực hiện bới chính nhà XNK. Đối với giao nhận container thì vai trò của người giao nhận mới thực sự được phát huy.
Sự gia tăng lượng vận chuyển bằng container đã đáp ứng được nhu cầu ngoại thương đồng thời mở ra giai đoạn mới, đó là phát triển giao nhận vận tải đa phương thức. 3 cảng container lớn ở Tp HCM cũng là lớn nhất nước là cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Bến Nghé có lượng container giao nhận qua cảng tăng nhanh qua các năm gần đây và đây là 3 cảng chính phục vụ cho cả miền Nam. Ngoài ra, các cảng ICD cũng góp phần quan trọng trong việc gia tăng lượng container luân chuyển và tạo điều kiện thuận lợi cho giao nhận vận tải đa phương thức.