Giải pháp này bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tăng cường hơn nữa cơng tác đào tạo nguồn lao động cơ bản cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bằng ngân sách nhà nước. Hàng năm, Nhà nước cần tăng số chỉ tiêu đào tạo bằng ngân sách nhà nước cho các trường đại học và dạy nghề cĩ các chuyên mơn đào tạo về kinh tế đối ngoại, về ngoại thương... phù hợp với chủ trương, chính sách chung của Nhà nước về dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu, thực hiện các chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư kinh phí và phối hợp với các trường đại học để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành về kinh tế đối ngoại, ngoại thương, thương mại cũng cần phải tăng cường tiếp cận với nhu cầu của thị trường sức lao động và phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xác định nội dung chương trình đào tạo, chuyên ngành hẹp đào tạo, các hình thức đào tạo,... cho sát với thực tiễn và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng cố nguồn nhân lực.
- Đa dạng hĩa các phương thức tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho lực lượng lao động đang tác nghiệp ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu (các khố học về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu như: thanh tốn quốc tế; kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương; tranh chấp và giải quyết tranh chấp). Trong đĩ, đặc biệt chú trọng hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo qua mạng điện tử, đào tạo theo dự án (nguồn kinh phí là từ nguồn ngân sách nhà nước, đĩng gĩp của các doanh nghiệp, học phí của người học).