II. Một số giải pháp cụ thể
3. Giải pháp đào tạo cán bộ
Sự gia tăng nguồn khách cũng như khả năng nhanh chóng phát triển và sớm đi vào kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tuỳ thuộc vào khả năng của địa
phương trong việc phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Cho nên phải xem vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn lao động đồng bộ và chất lượng cao là một trong những nội dung hàng đầu cần ưu tiên để phát triển du lịch nhanh chóng và vững chắc của địa phương,phải được chú trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Quảng Nam. Điều quan trọng và cấp bách đối với du lịch Duy Xuyên hiện nay là đội ngũ hướng dẫn tham quan, quản lý và khai thác di tích, đặc biệt là thuyết trình viên và văn hoá Chămpa, tiếp theo là sự đồng bộ trong đội ngũ lao động đảm bảo cho việc khai thác các dịch vụ trong hoạt động du lịch.
Do vậy cần phải có những biện pháp sau:
- Phải gởi hoặc thi tuyển cán bộ, nhân viên theo học các lớp quản lý và chuyên ngành về du lịch.
- Phải làm cho người dân tự hào về những công trình văn hoá lịch sử của huyện, khai thác tài nguyên du lịch về lòng hiếu khách của nhân dân địa phương thể hiện ở sự nhã nhặn không xa cách,quan tâm thực sự và sẵn sàng phục vụ
Để làm được điều này huyện nên đưa tài nguyên văn hoá (Mỹ Sơn) hoặc các làng nghề vào các buổi giới thiệu trong các trường học và làm cho người dân trong huyện nói riêng và trong tỉnh nói chung hiểu biết sâu sắc về các tài nguyên và tiềm
năng du lịch qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh, đài truyền hình, báo chí…Bên cạnh đó, làm cho người dân thấy sự quan tâm đến văn hoá và con người của khách du lịch đối với địa phương.
4. Giải pháp cho công tác tuyên truyền quảng cáo
Với sự phong phú, độc đáo của tiềm năng, tài nguyên du lịch đã được xác định, việc nghiên cứu và dự báo thị trường đóng một vai trò giúp đưa ra những giải pháp hữu hiệu để khai thác và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách.
Đến nay, tuy đã được cải thiện nhưng nguồn khách đến với Duy Xuyên vẫn là khách có thu nhập thấp, khách thanh niên, thời gian tham quan ngắn, khả năng chi tiêu hạn chế. Một chiến lược sản phẩm phù hợp (đa dạng về chủng loại và chất lượng cao để thu hút khách thu nhập cao là cần thiết
Vấn đề quan trọng trong công tác tuyên truyền,quảng cáo là xác định thị trường mục tiêu. Đến với Duy xuyên nguồn khách quốc tế vẫn là những nước quan tâm đến nền văn minh cổ Châu Á đó là Châu Âu: Pháp, Đức, Anh, Thuỵ Sĩ…và nguồn khách đầy tiềm năng từ các khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, đặc biệt từ các nước ASEAN: Đến nay chúng tađã thực hiện được việc đơn giải hoá những thủ tục cấp giấy phép xuất nhậpcảnh, giảm giá vé máy bay đi lại trong khu vực; nguồn khách nội địa chủ yếu là các đô thị lân cận và trong tương lai là dòng khách từ Bắc vào, Nam ra với Duy Xuyên là một điểm dừng chân trong chương trình du lịch của họ.
Để phát huy du lịch và hạn chế những thông tin sai lệch về giá trị di tích cần phê duyệt và phát hành các nội dung thuyết minh, ban hành quy chế hướng dẫn tham quan, nghiên cứu
Công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch Duy Xuyên cần thống nhất với công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch của tỉnh và phải được quảng lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.
Về giao thông: nâng cấp các tuyến đường và cầu cống sẽ mở ra khả năng phát triển mạnh du lịch, đặc biệt mối quan hệ với các vùng du lịch khác.
Trong đó cần chú ý một số tuyến: - Từ Nam Phước đi Bàn Thạch - Từ Trà Kiệu đi Mỹ Sơn
- Tuyến đường 14B nối với Duy Xuyên qua cầu Giao Thuỷ.
Nghiên cứu và khai thác khả năng vận chuyển bằng đường sông của các loại phương tiện và thuyết lập phương án vận chuyển hàng hoá một cách hợp lý phục vụ cho các làng nghề thủ công như chuyên chở sản phẩm chiếu cói…
Mở tuyến du lịch dọc sông Thu Bồn để khách có thể ngoạn cảnh, chụp hình quay phim hình ảnh đẹp như dòng sông Thu bồn bên bồi bên lỡ, bên bồi với vựa tre xanh ven bờ,những cồn đất được bồi nặng bồi phù xa tạo thành những cánh đồng trĩu hạt,những nương dâu xanh rờn; những cánh cò bay…
Tập trung hoàn thiện trung tâm thông tin của toàn huyện. Đảm bảo mọi xã và mọi điểm du lịch đều được trang bị điện thoại, mở rộng việc lắp đặt điện thoại cho nhân dân, giải quyết tốt việc tiếp âm và tiếp hình của đài TW và tỉnh. Tạo điều kiện liên lạc với các vùng trong và ngoài nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân địa phương và khách du lịch .
Về thuỷ lợi cần phải đầu tư để thay đổi, sửa chửa và bảo dưỡng lại toàn bộ máy móc,thiết bị và tu bổ,nạo vét các hệ thống kênh mương, nâng cấp hố chứa Thạch Bàn, Duy Lộc, nghiên cứu ngăn mặn sông Bà Rén, thực hiện chương trình nước sạch…
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đặc điểm du lịch Duy Xuyên có tính độc đáo mà ít nơi nào sánh được.Nằm trên bờ biển dài và đẹp, có cảnh sơn thuỷ hữu tình, có dòng sông Thu Bồn xuyên suốt với những làng quê dọc ven sông và đặc biệt là sự tồn tại lâu đời của một nền văn minh rực rỡ đã tạo cho Duy Xuyên một tiềm năng du lịch to lớn.
Để giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên, giá trị công nghệ kiến trúc tuyệt mỹ, huyện cần tổ chức; quản lý thận trọng và khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sẵn có, đồng thời phải tập trung vào các hoạt động có chất lượng cao nhằm tạo ra sản phẩm du lịch ngày càng tốt hơn và phát triển ngành du lịch với hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn hơn.
Cơ hội phát triển du lịch sẽ tạo việc làm cho người dân địa phương. Huyện cần liên kết với Hội An, Đà Nẵng, Huế để tạo ra sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng của vùng.Phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Du lịch cần nguồn lao động dồi dào và đa năng, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ từ các ngành kinh tế - xã hội để đáp ứng nhu cầu của du khách. Khai thác tài nguyên tiềm năng du lịch tốt, tổ chức quản lý không
những đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành du lịch mà còn tác dụng kích thích các ngành khác cùng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao.
Trong tương lai du lịch Duy Xuyên sẽ phát triển hơn nữa để du khách trong và ngoài nước đều biết đến một Duy Xuyên với nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn.
2. Kiến nghị
Tỉnh phải ưu tiên về kinh phí cho địa phương, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựn bảo tàng Trà Kiệu ở đồi Bửu Chân và khôi phục di tích cách mạng Hòn Tàu.
Có chính sách khôi phục ngành nghề truyền thống bằng các đề án cụ thể và được ưu tiên trong chương trình phục hồi ngành nghề truyền thống của tỉnh
Có đề án nghiên cứu việc bán hàng lưu niệm của địa phương phù hợp với nhu cầu của du khách
Khuyến khích việc liên doanh liên kết trong nước để khai thác tốt những lợi thế về du lịch của địa phương đồng thời đảm bảo mối quan hệ vùng trong phát triển du lịch tạo điều kiện cho du lịch phát triển năng động và ổn định.
Tăng cường quảng cáo tuyên truyền du lịch, nâng cao nhậnthức về du lịch trong nhân dân, chú trọng đến việc giao tiếp với du khách và có biện pháp chấm dứt tình trạng cò mồi, bắt chẹt khi khách đến Mỹ Sơn, đặc biệt là tình trạng bán hàng rong làm phiền lòng du khách.
Kêu gọi vốn đàu tư và xây dựng mô hình phát triển du lịch thích hợp với tiềm năng và tài nguyên du lịch Duy Xuyên cũng như điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện.
Phải bảo đảm an toàn cho khách trong suốt quá trình tham quan, nghĩ dưỡng và đảm bảo môi trường nhất là các bãi tắm…
Tài liệu tham khảo
1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Duy Xuyên (UBND huyện Duy Xuyên - Sở Du lịch Quảng Nam)
2. Quy Hoạch cho tiết khu du lịch sinh thái Duy Sơn huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam (UBND huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam)
3. Kiến trúc điêu khắc ở Mỹ Sơn, Lê Đình Phụng, nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 2004.
4. Di tích – Danh thắng Quảng Nam (Sở văn hoá thông tin Quảng Nam, 2002).
5. Giáo trình tổng quan du lịch (Sở giáo dục đào tạo Hà Nội)
6. Địa lý du lịch
LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành bài tiểu luận này, bên cạnh sự nổ lực cố gắng của bản thân tôi được sự quan tâm giúp đỡ chỉ dẫn tận tình của đơn vị thực tập thuộc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng giảng viên hướng dẫn Nguyễn Văn Dũng (giảng viên khoa Văn hoá – Du lịch trường Đại học Quảng Nam)
Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan cùng giảng viên hướng dẫn đã cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU………..1
1. Lý do chọn đề tài……….1
2. Mục đích của đề tài………..2
3. Lịch sử nghiên cứu………..2
4. Điểm mới của đề tài……….3
5. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu………..3
6. Phương pháp nghiên cứu……….3
7. Bố cục……….……….3
B. PHẦN NỘI DUNG…….………...4
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá và xây dựng giải pháp..….4
I. Một số khái niệm về du lịch…….………4
1. Khái niệm về du lịch…….………...4
2. Các khái niệm liên quan đến du lịch.………...4
II. Đặc điểm của hoạt động du lịch………..4
1. Đặc điểm về du khách….……….4
2.Tính thời vụ………...5
3. Đặc điểm tài nguyên du lịch……….6
III. Các nhân tố tác động đến du lịch………...6
1. Dân cư và lao động………..6
2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế khác……6
3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch………7
4. Cách mạng khoa học kỹ thuật………..7
5. Đô thị hoá……….7
7. Thời gian nhàn rỗi………8
8. Nhân tố chính trị………..8
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam………10
I. Tình hình phát triển du lịch từ 2002 đến 2007………10
1. Kết quả hoạt động phát triển du lịch trong thời gian qua…………...10
2. Các loại hình du lịch trên địa bàn………...10
3. Tổng số dự án đầu tư, chuẩn bị đầu tư, các dự án trong nước, nước ngoài………...11
4. Công tác xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm du lịch……12
5. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch………..13
6. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch………13
7. Công tác quản lí nhà nước về du lịch, những vấn đề tồn tại trong phát triển du lịch……….14
II. Đánh giá tiềm năng du lịch………15
1. Thánh địa Mỹ Sơn………..15
2. Thuỷ điện Duy Sơn II……….17
3. Làng dâu tằm Duy Xuyên..………18
4. Lễ hội Bà Thu Bồn……….19
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam………20
I. Cơ sở để xây dựng giải pháp………..20
II. Một số giải pháp cụ thể……….21
1. Giải pháp phát triển các loại hình du lịch………..21
2. Giải pháp phát triển các tuyến điểm du lịch………..26
4. Giải pháp cho công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch……….30 5. Giải pháp nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ du lịch……31
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………33
1. Kết luận………...33 2. Kiến nghị……….33