Giải pháp phát triển các tuyến điểm du lịch

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch duy xuyên, quảng nam (Trang 27 - 31)

II. Một số giải pháp cụ thể

2.Giải pháp phát triển các tuyến điểm du lịch

Việc phát triển du lịch Duy Xuyên được đặt trong mối quan hệ mật thiết với vùng du lịch phía Bắc Quảng Nam: Đà Nẵng, Hội An và Đại Lộc. Hiện nay, nơi gởi khách đến Duy Xuyên chủ yếu là Đà Nẵng, Hội An, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Lượng khách tăng, kể cả khách du lịch nội địa. Sức hấp dẫn chính là Mỹ Sơn, văn hoá Chăm Pa.

Bốn trung tâm ưu tiên phát triển du lịch của huyện cần phải đầu tư tôn tạo và xây dựng cơ sở vật chất:

- Mỹ Sơn và vùng phụ cận: bao gồm thánh địa Mỹ Sơn và hồ Vĩnh Trinh, Thu Bồn. Đây là cụm du lịch văn hoá - lịch sử - làng nghề.

- Trà Kiệu và vùng phụ cận: bao gồm khu Duy Sơn II, cụm du lịch văn hoá, làng quê – nghĩ dưỡng.

- Căn cứ cách mạng Hòn Tàu: du lịch lịch sử.

- Khu du lịch vùng Đông Duy Xuyên: Bao gồm Duy Vinh, Duy Nghĩa, Duy Hải.

- Cụm du lịch nghỉ dưỡng - thể thao – làng nghề.

* Do vậy cần có những giải pháp cụ thể để phát triển du lịch Duy Xuyên:

a. Xây dựng những đề án để khai thác hợp lí kết hợp trùng tu, bảo tồn khu thánh địa Mỹ Sơn và khu rừng đặc dụng với diện tích 1.062 ha.

Hiện nay để đến được Mỹ Sơn, ta có thể đi bằng ba tuyến: - Tuyến đường sông: Từ Hội An đi kiểm lâm rồi đến Mỹ Sơn

Lượng khách đến Hội An ngày càng tăng, đặc biệt là khách quốc tế. Từ Hội An đi Mỹ Sơn bằng tuyến du lịch dọc sông Thu Bồn rất thuận tiện và thú vị.

Với lượng khách đến Hội An ngày một đông, đặc biệt là khách quốc tế trú lại Hội An tăng vọt. Cho nên, cần phải có những biện pháp tốt đưa khách đến Mỹ Sơn ngày càng nhiều hơn:

+ Phải xây dựng trạm quản lí, dịch vụ, cứu hộ tại khu vực gần cầu Cao Lâu và cầu Kỳ Lam để đảm bảo an toàn cho khách.

+ Phải liên kết với công an huyện trong các chuyến đi để đảm bảo an ninh trật tự cho khách

+ Thành lập một trạm đón khách tại cầu Giao Thuỷ và tổ chức đội xe vận chuyển khách đến Mỹ Sơn một cách thông suốt, tránh gây phiền hà cho khách.

Huyện Duy Xuyên cần phải kết hợp chặt chẽ với công ty Du lịch - dịch vụ Hội An để tạo điều kiện cho tuyến này hoạt động tốt hơn. Hội An sẽ quảng bá giới thiệu và trang bị đội tàu du lịch. Duy Xuyên phải thực hiện việc đón tiếp và phục vụ khách, đưa khách đến thánh địa Mỹ Sơn, làng dệt Duy Trinh, làng gốm Duy Hoà… nếu tuyến này khai thác tốt thì khách đến Duy Xuyên sẽ tăng nhanh.

- Tuyến đường bộ: khai thác những luồng khách từ ngoài Bắc vào, trong Nam ra, từ Đà Nẵng và từ Hội An lên.

Hiện nay con đường từ Nam Phước lên Mỹ Sơn đã được láng nhựa, việc đi lại bằng đường bộ của du khách rất thuận lợi. Vì vậy, khách đến Mỹ Sơn ngày càng đông. Tuy vậy, cần phải đảm bảo các khâu phục vụ, đón tiếp đáp ứng được nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại của du khách.

- Hiện nay, có một con đường từ Trà Kiệu đến Mỹ Sơn rất gần, đi lại dễ dàng và thú vị. Trà Kiệu đi vào thuỷ điện Duy Sơn II khoảng 5km. Từ thuỷ điện đi qua làng Đồng Lớn là đến chân núi (5km). Ở chân núi vượt qua đồi Lon và xuống núi là đến thánh địa Mỹ Sơn (gần 3km).

Cần liên kết thánh địa Mỹ Sơn với du lịch Hội An và Huế để tạo ra vùng tam giác du lịch văn hoá Mỹ Sơn - Hội An - Huế. Có thể nói, nơi đây là trung độ của vùng văn hoá Ấn – Trung, người ta đến Huế rồi đi Mỹ Sơn, cũng có người đi Mỹ Sơn rồi tranh thủ ra Huế. Nói cách khác, hiện nay Huế đang kéo khách cho Mỹ Sơn

và ngược lại Mỹ Sơn kéo thêm khách cho Huế. Đó là tiền đề cho sự bùng nổ về du lịch ở miền Trung trong thời gian sắp đến.

Trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu tổ chức tuyến du lịch văn hoá đặc thù: Hội An – Trà Kiệu - Mỹ Sơn bằng cả đường bộ và đường sông.

b. Xây dưng, khôi phục kinh đô Trà Kiệu, khoanh vùng bảo vệ để tạo điều kiện có thể khôi phục toàn bộ.

c. Đối với thuý điện Duy Sơn II

Cần có những giải pháp kêu gọi đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khách khi đến thăm quan tại thuỷ điện Duy Sơn II. Tổ chức dịch vụ tham quan làng nghề truyền thống, kinh thành sư tử, quan cảnh các thác nước tại khu vực này trong quá trình lưu lại. Thành lập đội xe ngựa, cho thuê súng săn đưa khách từ nhà nghỉ Duy Sơn II bằng xe ngựa đến Mỹ Sơn, kết hợp săn

bắn. Thả thêm thú rừng: thỏ, khỉ…phục vụ nhu cầu săn bắn cho du khách. Cần phải xây dựng nhà nghỉ cho Duy Sơn II

+ Xây dựng các phân khu chức năng: khu trung tâm hành chính, khu vườn thú, khu vui chơi thiếu nhi, khu tâm linh, khu vui chơi thanh niên, khu nghỉ cao cấp, khu vườn cây địa phương

d. Đối với vùng sông nước Trà Nhiêu cần phải:

+ Phải có biện pháp thoát nước hợp lý, khuyến khích nhân dân ý thức bảo vệ môi trường trong sạch cho dòng sông.

+ Tổ chức những cuộc dạo chơi trên sông bằng thuyền du lịch (đảm bảo an toàn cho khách, trang bị phao bơi…)

+ Tổ chức đưa khách đến hồ nuôi tôm cua và chế biến những hải sản phục vụ khách ngay trên mặt hồ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống

+ Để khách tham quan và tham gia quy trình sản xuất thủ công mỹ nghệ và mua sản phẩm này.

+ Đưa những hình ảnh du lịch Duy Xuyên: Tháp Mỹ Sơn, kinh thành Trà Kiệu…vào các sản phẩm của các làng nghề.

f. Bên cạnh việc khai thác các tiềm năng du lịch văn hoá, Duy Xuyên nên khai thác các loại hình du lịch khác như du lịch về thăm chiến trường xưa tại Hòn Tàu, tượng đài Vĩnh Trinh trong chương trình du lịch lịch sử.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch duy xuyên, quảng nam (Trang 27 - 31)