0
Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Ngộ độc thuốc thú y

Một phần của tài liệu ĐỘC CHẤT HỌC THÚ Y (Trang 37 -44 )

Hiện tại sự khác nhau giữa thức ăn -thuốc -chất độc trong cuộc sống hàng ngày vẫn

chưa thật rõ ràng. Thuốc là con dao hai lưỡi, nếu dùng đúng nó có tác dụng chữa bệnh, ngược lại là chất độc. Khi nồng độ thuốc trong cơ thể cao (ở máu cao thường do nhiễm độc cấp; trong tổ chức cao thường do nhiễm độc mãn tính) đều gây ra trạng thái ngộ độc thuốc.

-Độc tính của thuốc kháng sinh và các thuốc hoá học trị liệu trong chăn nuôi thú y. Do nhu cầu thuốc phòng trị bệnh cho động vật ngày càng tăng, số lượng và chủng loại sử dụng ngày càng nhiều. Tình trạng sử dụng nhầm thuốc đưa tới ngộ độc là không thể tránh khỏi.Chăn nuôi theo kiểu công nghiệp phát triển, số đầu gia súc, gia cẩm nhiều, việc sử dụng thuốc phải tiến hành đại trà, đồng loạt, do vây sẽ gặp các trường hợp ngộ độc sau:

Những cá thể có độ mẫn cảm với thuốc cao cùng tồn tại trong đàn.

Những con có sẵn các yếu tố bệnh lý về gan, tim, thận... làm giảm sức chịu đựng với thuốc

Khi tiêm vacin cũnglàm giảm khả năng chịu thuốc đễ gây ngộ độc.

Sử dụng thuốc không đúng qui định: quá liều do pha trộn không đều, chỗ nhiều, chỗ ít...

trong quá trình điều trị hay dùng quá lâu một loại thuốc. Cũng có thể do sự tương tác giữa các thuốc dùng khi điều trị. Cơ thể động vật bị bệnh về gan, thận nên giảm khả năng đào thải thuốc. Đường đưa thuốc không thích hợp, sai chu kỳ dùng thuốc. Do tác dụng phụ có hại của thuốc: Adverse Drug Reaction (ADR) một phản ứng có hại của thuốc không được định trước và xuất hiện ở liều phòng, trị làm thay đổi một chức năng sinh lý (tác dụng có hại xuất hiện ở liều dùng thuốc cho phép). ADR không bao gồm những phản ứngdo dùng sai thuốc, sai liều của nguyên nhân một. Nguy cơ xuất hiện RDA là hậu quả không thể tránh khỏi của việc dùng thuốc.Hầu như tất cả các thuốc có hiệu lực, dù được dùng khôn khéo đến mấy đều có thể gây RDA.

1.2. Biện pháp đề phòng

Tuỳ theo nguyên nhân gây ra để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Với nguyên nhân thứ nhất chủ yếu là do thao tác kỹ thuậtcủa cán bộ chuyên môn. Khi gia súc bị trúng độc do nguyên nhân nay, ta nhận biết được ngay, có biện pháp khắc phục kịp thời.

Gan, thận là hai nơi chuyển hoá thaỉ trừ chất độc chủ yếu. Tế bào gan tạo enzym giúp

cho quá trình chuyển hoá thuốc bằng các phản ừng: oxy hoá khử, thuỷ phân, kết hợp... biến thuốc thành những sản phẩm không hay ít độc thải ra ngoài qua thận, hay tan trong dịch mật theo phân ra ngoài. Muốn cơ năng của gan được tăng cườngtrong khi ngộ độc thuốc cũng như các chất độc hại khác cần chú ý:

Dùng các vitamin, nhất là nhóm vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E và các acid amin không thay thế: methionin, L-lysin, cystein...

Quá trình khửđộc của thuốc cần năng lượng, tốn glucoza, cần tiếp thêm glucoza 5%,

hay 10%. Dung dịch này vừa cung cấp năng lượng vừa tăng lợi tiểu, tăng thải chất độc.

Dùng các thuốc kích thích quá trình lợi mật, tạo mật: colagonum, cao actiso, cao gan

Tiêm các chất kích hoạt để sản sinh enzym P450hay các chất chelat hoá “chất càng cua” tạo phức không cho thuốc ngấm qua vách tế bào.

Dùng thuốc đối kháng: đối kháng hoá học, vật lý, hay tác dụng dược lý. Khi đưa thuốc

vào cơ thể sẽ làm giảm nồng độ thuốc độc trong máu và tổ chức.

Đối kháng hóa học, vật lý: khi bò cao sản bị ngộ độc toan (aceton huyết do ăn nhiều tinh bột)cần bổ sung NaHCO3để trung hoà lượng acid trong máu. Khi ngộ độc các kim loại nặng: Cu, Hg, Fe, Pb... dùng EDTA -chất càng cua để giải độc. Chất DETA sẽ gắn chặt với kim loại nặng, giữ không hấp thu được, rồi thải ra ngoài.

Dùng thuốc đối kháng dược lý: ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ dùng các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương: caphein, strychnin, long não hay ngược lại. Ngộ độc các thuốc trị nội, ngoại ký sinh trùng: Mebendazol, Levamyzol, Detomax... dùng Atropin.

sinh. Khi điều trị một ca bệnh cụ thể hay kết hợp nhiều thuốc cùng một lúc, nếu không nắm rõ cơ chế tác dụng, dược động học, nhất là các tính tương kỵ của chúng ...rất hay gặp dị ứng thuốc.

a. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh dị ứng

- Thuộc về thuốc: Tính chất lý hoá của thuốc (các thuốc thuộc nhóm b -lactam, nhóm

thuốc hạ sốt, giảm đau, novocain và các acid aminosalicylic, sulfadiazin và các sulfamid khác các chất này có những thành phần cấu trúc hoá học tương tự nhau..).Thuốc là một hapten, khi vào cơ thể sẽ kết hợp với protein của huyết tương hay của mô bào. Khi đó thuốc có vai trò như một kháng nguyên. Do vậy có khả năng kích tích cơ thể sinh kháng thể gây dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện với thuốc có cấu trúc kháng nguyên giống với thuốc đã gâymẫn cảm.

-Phụ thuộc đường đưa thuốc: Dị ứng thuốc hay gặp khi cho uống với những cá thể

biệt, shock phản vệ có thể xẩy ra khi dùng thuốc ở bấy kỳ đường nào nhưng nếu tiêm gặp nhiều hơn, nhất các thuốc thuốc nhóm b -lactam khi tiêm hay với chó mèo tiêm B -comlex vào dưới da rất dễ gây dị ứng.

- Cách sử dụng thuốc: Dùng thuốc kéo dài, dùng nhiều thuốc cùng một lúc, dùng thuốc ngắt quãng cũng dễ gây dị ứng thuốc.

-Yếu tố gia súc: loài, tuổi, tình trạng bệnh lý thường gia súc non, con quá già đều mẫn

cảm với thuốc hơn. Tỷ lệ di ứng thuốc ở nhóm gia súc này cũng có hơn do các men chuyển hoá, giáng hoà thuốc ở gan của chung chưa được hoàn thiện hay công năng của gan, thận kém....

-Cơ địa và tiền sử dị ứng. Hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng atopy khi dùng thuốc dễ bị dị ứng hơn. Những người có tiền sử dị ứng thuốc thì bản thân người đó và các con đều dễ bị dị ứng thuốc khi dùng lại thuốc đó.

b. Cơ chế:

Dị ứng thuốc thuộc dị ứng typI theo phân loại của Gell và Coombs, gồm 3 giai đoạn: *Giai đoạn 1:.Kể từ khi dị nguyên (thuốc)vào cơ thể. Dị nguyên được các tế bào kháng nguyên trình diện tiếp nhận rồi truyền thông tin này đến tế bào Th2. Th2 dưới tác động của IL4và IL13(Interleukin 4 và 13) làm tế bào lympho B biệt hoá thành plasmocyte. Tế bào này sẽ tổng hợp kháng thể IgE. Các IgE sẽ gắn lên màng mastocyte nhờ các receptor đặc hiệu.

*Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh hoá bệnh. Khi dị nguyên lần 2 vào cơ thể, dị nguyên này sẽ kết hợp với kháng thể có sẵn gắn trên màng mastocyte nhờ các receptor đặc hiệu. Sự kết hợp này làm tế bào mastocyte tổn thương, giải phóng ra các chất trung gian hoá học (mediators): histamin, serotonin, bradykinin, leucotrien *Giai đoạn 3: Sinh lý bệnh. Các chất trung gian hoá học trên tác động hệ thống niêm mạc của các cơ quan. Hệ hô hấp: phế quản, phế nang, mũi, họng... Hệ thống tim mạch, đặc biệt mao mạch dưới da...gây nên dị ứng: hen, mối mề day, phù Quincke, viêm mũi dị ứng, shock phản vệ

gan, thận, phổi, máu...

* Sốc phản vệ: Là dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong.Thường xuất hiện sau 30 phút. Xuất hiện càng sớm, bệnh càng nặng. Các thuốc hay gây ra shock phản vệ: Các kháng sinh: Penicillin, Ampicillin, Cefotaxim, Gentamicin, Kanamycin, Citrimmoxazol, Cloramphenicol, Chlortetracyclin, Streptomycin, Cephalosporidin, Lincomycin...

Các thuốc có phân tử lớn: huyết thanh, vaccin, globulin, dextran Thuốc gây tê: Procain, Lindocain.

Thuốc chống viêm physteroid: Indomethacin, Salicylat, Anagin

Các vitamin tiêm tĩnh mạch: Vitamin C, vitamin B1; Các loại đạm: Moriamin, Alvesin, plasma, Beotamin

Các thuốckhác: Optalidon, Pamin, Seda, Insulin, hormon ACTH...

Chú ý những diễn biến muộn xẩy ra sau shock phản vệ: viêm cơ tim dị ứng, viêm thận, viêm cầu thận, viêm phế quản, mày đay, phù quicke tái phát nhiều lần. Mọi đường đưa thuốc đều có thể gây ra nhưng nặng nhất khi tiên tĩnh mạch.Mèo, chó

tiêm B -comlex dưới da hay tĩnh mạch. Lúc đầu có thể mổi mề day, phù Quincke. Tăng tuần hoàn, huyết áp, thở nhanh. Sau đó chuyển nhanh sang rối loạn hô hấp, tuần hoàn, tím tái, tụt huyết áp...Tiêu hoá đau bụng, nôn mửa,tiêu chẩy ran máu... *Mày đay: Cũng hay gặp khi dị ứng thuốc. Các loại thuốc đều có thể gây dị ứng, nhưng hay gặp các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm physteroid (CVPS), vitamin, huyết thanh... Sau khi dùng thuốc vật có cảm giác nóng, ngứa. Xuất hiện các đám ban sưng to, dầy dưới da gây ngứa rất khó chịu, cáng gãi càng sưng to, phù nhanh.đôi khi kèm theo đau bụng, dâu khớp, chóng mặt, nôn, sốt...

* Phù

- trong da, tổ chức dưới da xuất hiện từng đám sưng, phù nề, đường kính 2 -10 cm trên da mặt lưng, khớp, nhiều nhất ở mí mắt và môi. Mầu sắc da có thể bình thường hay hơi tái, hoặc hơi hồng. Miệng, thanh quản sưng, phù nề, gây khó thở. - Các thuốc hay gây dị ứng: Penicilin, Streptomycin, Tetracyclin, Chloramphenicol, Sulphamid, Các thuốc chống viêm physteroid, heparin, hormon tuyến yên, insulin .

- Phù có thể xuất hiện sau vài phút, vài giờ hay vai ngày. Phù Quincke nếu ở bên trong niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá tiết niệu.. Phù ở thanh quản nguy hiểm nhất đẽ gây tử vong.

* Hội chứng (Stevens ): Gây viêm loét da và niêm mạc do thuốc nhất là thuốc kháng sinh: Ampicillin, Streptomycin, Tetracycllin, Chloraphenicol.. các thuốc chống viêm physteroid: Anagin, Paracetamol

*Hen phế quản do thuốc: Cơn khó thở xuất hiện sau khi tiếp xúc với thuốc. Nghe phổi đầy ran rít, ran ngáy. Nhiều thuốc có thể là yếu tố sinh học gây hen phế quản dị ứng: Penicillin, Sulphamid, Hydrothiazid, Methotrexat...

đến sức khoẻ cộng đồng, súc vật nên mặc dù vẫn còn hiệu lực chữa bệnh nhưng đã bị loại ra khỏi dạnh mục thuốc: Santonin, Pyramidon, các sulfamid cổ điển, Phenacetyl,Chloramphenicol, các đẫn xuất của bạc, asen trong trị ký sinh trùng đường máu... Các nguyên nhân gây tác dụng phụ của thuốc gồm:

* Thuộc về động vật: Động vật nuôi quá mẫn với thuốc (shock phản vệ), ở liều điều trị khi tiêm naganol phòng trị ký sinh trùng đường máu cho trâu bò nhưng vẫn có con bị dị ứng với thuốc, chiếm khoảng 0,02%. Vật nuôi bị dị ứng với thuốc kháng sinh, đặc biệt nhất là nhóm b -lactame.

* Thuộc về dạng thuốc, đường đưa thuốc: Đường dùng thuốc khác nhau như Vitamin

nhóm B, C, tiêm tĩnh mạch gây choáng phản vệ, nhưng nếu uống không gặp phản ứng này.

* Độ tinh khiết của thuốc

Một thứ thuốc dù hoàn hảo đến mấy cũng không thể là “chất siêu sạch” lý tưởng được. Tạp chất trong thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau:

(1) Do nguyên liệu ban đầu tổng hợp hay chế biến nhưng chưa loại hết. Tạp chất là các hoạt chất phụ có trong dược liệu khi chiết xuất đã đi kèm theo hoạt chất chính. Tạp chất được hình thành trong quá trình bảo quản thuốc ở điều kiện bất lợi.

(2) Do quá trình bào chế, sản xuất, đã xẩy ra nhiều phản ứng hoá học khác không cần

thiết.

(3) Tương tác giữa các thuốc với nhau. 2. Độc tính của một số thuốc thú y

Thuốc vào nước tabằng nhiều đường khác nhau chưa kiểm soát được. Trong khi đó lại có hàng trăm cơ sở và công ty kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc thú y lớn nhỏ đóng trên cả nước. Cộng thêm vào đó trình độ hiểu biết của dân còn chưa đầy đủ, nên dễ có nguy cơ xuấthiện các phản ứng có hại của thuốc. Để tiện theo dõi, tránh những sai lầm đáng tiếc trong lâm sàng, khi dùng thuốc cần chú ý đến độc tính của thuốc. Tuỳ loại thuốc, tuỳ loài động vât mà độc tính của chúng biểu hiện trong lâm sàng có khác nhau.

2.1. Thuốc kháng sinh a. Nhóm beta-lactam

-Dị ứng: hay gặp trên lợn ngoại: choáng phản vệ, truỵ tim mạch, khó thở, nổi mề đay,

có khi phát ban đỏ hay báng nước.

-Loạn khuẩn đường ruột hay gặp ở gà chăn nuôi công nghiệp hay lợn con từ 1 -21 ngày tuổi khi uống Ampicillin, Amoxicillin. Động vật nuôi sẽ bị tiêu chẩy nặng sau khi dùng thuốc. Ampicillin trên chó, mèo và bò có thể gặp: rối loạn vận động, tăng huyết áp, khó thở.

Liều độc của Penicillin G gấp 2700 lần so với liều điều trị trên gia súc. Khi dùng thuốc cần lưu ý dạng Procain -penicillin chậm và các thuốc bán tổng hợp:

Các thuốc tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporidin trên gà công nghiệp và chim cút. Các thuốc này cũng gây tác dụng phụ giống như trên lợn ngoại: shock phản vệ, dị ứng, tiêu chẩy, rối loạn quá trình tạo máu

b. Nhóm aminoglycozid.

Cácthuốc thuộc nhóm này gồm: Streptomycin, Kanamycin, Gentamicin, Neomycin... Khi bị ngộ độc cấp gây liệt trung khu hô hấp, vận mạch ở gà con, gà tây, thuỷ cầm, nhất là vịt con rất nhày cảm với Streptomycin. Nếu tiêm ở ức vịt con dễ chết rất nhanh.

- Ngộ độccấp tính hay gặp với các loại dạ day đơn và ở những động vật có bệnh viêm thận, suy thận do khả năng thải trừ các Amynoglucozid kém sẽ gây hiện tượng vô niệu hay thiểu niệu. Vật chết trong tình trạng hôn mê do độc tố tích lại nhiều trong máu.Trường hợp shock của thuốc trong nhóm này rất ít, nhưng những con đã bị có tỷ lệ chết rất cao. Theo dõi trên lâm sàng có tới 6/10 động vật bị chết khi shock do dùng thuốc thuộc nhóm Amynoglucozid.

- Ngộ độc mạn sẽ làm liệt thần kinh cơ -xương, động vật nuôi cả bò, lợn, chó, mèo đều bị mất thăng bằng, rối loạn vận động, phù, liệt thần kinh thính giác gây điếc ở người. Cá biệt trên lợn và chó khi dùng Erythromycin tiêm, có con bị đau do nơi tiêm viêm. Rối loạn về thần kinh thính giác gặp trên chó nghiệp vụ do tiền đình bị nhiễm độc trước ốc tai, gây chóng mặt rối loạn vận động, mất thăng bằng do não bị phù, tích nước, tai chó bị ù rồi điếc. Tác dụng xẩy ra trong khi dùng thuốc lâu ngày (dùng thuốc quá 10 ngày),và kéo dài khi đã ngừng thuốc 7 ngày có khi hàng tháng. Hay cùng có thể xẩy ra do trước khi dùng nhóm Amynoglucozid đã dùng các thuốc có độc với thính giác: Furosemid hay Vancomycin.

-Độc với thận. Các Amynoglucozid thải ra ngoài nguyên vẹn qua thận. Nếu thận bị suy sẽ gây tích luỹ ở vỏ thận(nộng độ thuốc trong thận cao gấp 20 -30 lần so với huyết tương) hay gặp ở động vật dạ dầy đơn có tiền sử về bệnh thận. Gây viêm cầu thận cấp đẫn đến vô niệu. Khi cơ thể mất muối, nước độc tính thuốc còn tăng lên. -Làm giãn cơ vân. Thuốc có tác dụng hiệp đồng với nhóm curare (thuốc gây mềm cơ khi phẫu thuật).Nếu dùng lâu có thể gây liệt cơ hô hấp. Độc với thai, nhất là chó gây sẩy thai kỳ 3.

c. Nhóm tetracycline.

Với loài nhai lại (bò), sau khi tiêm tĩnh mạch Tetracyclin hay gặp các triệu chứng: lo

âu, buồn chán, có những biểu hiện khó chịu, nhưng lại dễ bị kích động, nước bọt chảy nhiều. Sau đó khu hệ vi sinh vật đường ruột bị rối loạn, nhất là loài nhai lại. Khi tiêm bắp Oxytetracyclin cho ngựa, cừu hay gặp viêm tại chỗ. Còn làm tăng lượng trombocyt, leucocyt trong máu gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Trên bò nếu tiêm bắp quá liều (cá biệt ngay ở liều điều trị)gây ngộ độc cấp sẽ mất thăng bằng, suy sụp, khó thở bị liệt trung khu hô hấp, vận mạch, gây tổn thương gan, rối loạn quá trình tạo xương của động vât.Một vài trường hợp có thể gây methemoglobin khi tiêm mạch

-Rối loạn tiêu hoá, viêm miệng -lưỡi -hầu -thực quản. Có thể gây tiêu chảy do loạn khuẩn(thường 3 ngày). Khi dùng thuốc lâu ngày rễ gây bội nhiễm nấm đường tiêu hóa, vật sẽ bị mất thăng bằng, ủ rũ, chán ăn, có thể bị sốt từ vài ngày đến vài tuần. Liều cao gây tổn thương gan, suy thận (triệu chứng rõ khi súc vật có thai). Với gà đẻ

và gia súcsinh sản nếu dùng Doxycyline làm giảm sản lượng trứng, giảm khả năng thụ thai, giảm số con trên lứa đẻ, giảm sản sinh tinh trùng và hoạt lực tinh trùng. Trên thi trường có loại Tetra-eggsdùng cho gà đẻ trứng hay súc vật sinh sản thành phần có chứa chlo hay oxy tetracycline là những loại ít hay không được phân bố trong buồng trứng và dịch tử cung, dịch hoàn ==èkhông độc cho động vật sinh sản.

Một phần của tài liệu ĐỘC CHẤT HỌC THÚ Y (Trang 37 -44 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×