CHIẾN LƯỢC SBU

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng DRC giai đoạn 2010 2020 (Trang 34 - 37)

Lốp Radian: (Dấu hỏi)

+ DRC đầu tư sản xuất lốp Radial toàn thép với công suất 600.000 sản phẩm/năm.

+ Sự cần thiết phát triển sản phẩm: Ở Việt nam các dự án phát triển cơ sở hạ tầng được Chính phủ đặc biệt quan tâm đầu tư, những năm gần đây nhiều dự án đường cao tốc được đồng loạt triển khai cho thấy trong 5-10 năm tới hệ thống giao thông sẽ tốt hơn nhiều so với hiện tại, vì thế nhu cầu sử dụng lốp radial cũng tăng lên và đây là xu thế tất yếu. Theo khảo sát chưa đầy đủ, trên thị trường nội địa 90% lốp xe con, xe tải nhẹ và 100% lốp xe tải nặng, xe bus sử dụng lốp radial nhập ngoại, hầu hết xe bus, xe tải đường dài đã chuyển sang sử dụng lốp bố thép (TBR) thay cho lốp bố nylon. Thị phần lốp radial hoàn toàn do các công ty nước ngoài nắm giữ.

+ Theo một dự báo của FORD VIỆT NAM, do Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp hóa chất (CECO) trích dẫn, dự báo nhu cầu lốp radial tiêu thụ tại Việt nam đến 2020 như sau:

Đơn vị : 1.000 chiếc Phương tiện 2007 2008 2009 2010 2020 Xe con, xe tải nhẹ (cỡ vành ≤16”- lốp PCR) 1.105 1.380 1.775 2.347 4.580 Xe tốc độ cao ( cỡ vành ≥20” - lốp TBR) 325 400 510 663 1.270 Cộng 1.430 1.780 2.285 3.010 5.850

+ Lốp ôtô DRC đã tạo dựng được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Riêng xuất khẩu doanh thu hàng năm hơn 10 triệu đô-la Mỹ. Có nhiều đơn đặt hàng lốp TBR nhưng Công ty chưa sản xuất.

+ Hội đồng quản trị Công ty cổ phần cao su Đà nẵng đã thông qua định hướng phát triển chiến lược đến năm 2010-2015 xây dựng nhà máy sản xuất lốp radial theo công nghệ tiên tiến. Sản phẩm của Dự án, ngoài thương hiệu DRC, còn có thể gia công theo thương hiệu đặt hàng của khách hàng. Kỳ vọng qua Dự án này lốp xe tải radial toàn thép thương hiệu DRC sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Việt nam có nguồn cao su thiên nhiên là lợi thế lớn trong cung ứng nguyên liệu, cho phép đưa ra sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn đồng thời triển khai

Dự án sẽ góp phần giảm xuất khẩu nguyên liệu thô theo chủ trương của Chính phủ.

+ Chiến lược trung và dài hạn :

 Khi dự án lốp Radial toàn thép (TBR) đi vào sản xuất ổn định, thị trường mở rộng sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất lên một triệu lốp/năm. Song song với việc tăng sản lượng lốp TBR là việc đầu tư thêm công nghệ để sản xuất lốp Radial toàn thép (OTR) cho xe công trình, khai thác mỏ, cảng biển .  Đây là giai đoạn tăng cường quảng cáo sản phẩm mới để thu hút khách

hàng.

Lốp tải nặng, tải nhẹ (Ngôi sao)

+ Thị phần chiếm 70%: Đã xuất khẩu sang nước ngoài: Lào, Campuchia, và Singapore.

+ Ngày 27/06/2007, CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) công bố thông tin về việc sản xuất lốp ôtô siêu tải nặng như sau:

 Hiện nay, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) đã sản xuất thành công lốp ôtô siêu tải nặng qui cách 27.00-49 và 33.00-51 phục vụ cho ngành khai thác và vận chuyển khoáng sản.

 Lốp 27.00-49 dùng cho xe tải trọng 80 tấn, lốp có đường kính 2690mm, nặng 1.300 kg.

 Lốp 33.00-51 dùng cho xe tải trọng 110 tấn, lốp có đường kính 3040mm, nặng 2230 kg.

 Đây là các sản phẩm lốp đặc chủng lần đầu tiên sản xuất thành công tại Việt Nam mang thương hiệu DRC. Các sản phẩm này sẽ được tiêu thụ trong nước và chủ yếu là xuất khẩu. Đây sẽ là lợi thế rất lớn giúp cho DRC tăng thị phần trong và ngoài nước, đồng thời góp phần làm tăng vị thế của thương hiệu DRC trong quá trình hội nhập quốc tế.

Lốp xe máy: (Bò sữa)

+ Năm 2009: công suất thiết kế 750.000 sản phẩm, sản xuất 1 triệu sản phẩm, tiêu thụ 800.000 sản phẩm.

+ Đối thủ cạnh tranh Casumina

để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Lốp xe đạp (Bò sữa)

+ Đối thủ cạnh tranh Cao su Sao Vàng, xuất khẩu qua Italia, Braxin, Archentina, Chile.

+ Năm 2009: Lốp xe đạp theo công suất thiết kế của công ty khoảng 4,5 triệu lốp/năm. Trong năm DRC sản xuất và khai thác gần 5 triệu lốp, tiêu thụ ra ngoài thị trường năm 2009 là 4,7 triệu lốp. Sản lượng tiệu thụ đạt trên 95% Sản lượng sản xuất tối đa của công ty. Đây là mặt hàng chủ lực nhưng mang lại tỷ suất lợi nhuận không cao.

+ So với CMS va SRC sản lượng của DRC thấp hơn và rất khiêm tốn. Tỷ lệ lợi nhuận của dòng hàng này không cao tuy nhiên sản lượng tiêu thụ tăng sẽ làm tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng DRC giai đoạn 2010 2020 (Trang 34 - 37)