Trong phần này, phương pháp hồi quy được sử dụng để kiểm tra giả thiết cầu thịt heo tại Tp. HCM phụ thuộc vào giá thịt heo (P), thu nhập (I), giá cả hàng hóa thay thế (Pr), sở thích (T), dân số (N). Phần mềm EXCEL được sử dụng để chạy hàm hồi quy (kết quả ở phần phụ lục). Bảng sau đây trình bày tóm lược các hệ số của các biến trong mô hình.
Bảng 15: Kết quả hồi quy hàm cầu thịt heo
Biến phụ thuộc Q Ln(Q)
Hằng số (a) 2,689549 (1,65) 1,246150 (2,4)** Giá thịt heo (P) -9,09E-05 (-2,18)** -3,1E-05 (-2,36)** Thu nhập (I) 2,01E-07 (4,4)*** 5,52E-08 (3,79)*** Giá hàng hóa thay thế (Pr) 7,91E-06 (1,04) 1,46E-06 (0,6)
Sở thích (T) 0,583305 (3,59)*** 0,207278 (4)*** Số người trong hộ (N) 0,704043 (13,87)*** 0,176154 (10,89)*** Số quan sát 79 79
R2 0,86 0,80
Chỉ số F 92,33 59,05
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra Ghi chú:
Chỉ số t nằm trong ngoặc đơn
***: Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Trong hai dạng mô hình, tất cả các hệ số của các biến đều có dấu đúng như mong đợi. Tuy nhiên, dạng mô hình tuyến tính được chọn vì có hệ số R2 lớn hơn. Hệ số R2 = 0,86 của mô hình tuyến tính cho biết các biến trong mô hình giải thích 86% sự thay đổi của lượng cầu thịt heo.
Giá thịt heo
Hệ số ước lượng có dấu như mong đợi và chỉ số thống kê t trong bảng trên cho thấy giá cả thịt heo có tác động nghịch biến lên cầu thịt heo. Do đó nếu giá tăng thì người dân sẽ mua thịt heo ít hơn và ngược lại. Mặt khác hệ số b = - 9,09E-05 rất nhỏ nên hệ số co dãn của cầu theo giá [EP = (∂Q/∂P)(P/Q) = b(P/Q)] sẽ nhỏ hơn 1. Do đó, cầu thịt heo của người dân Tp. HCM kém co dãn đối với giá của chính nó. Như vậy, việc kiểm định trong thực tế đã chứng minh rằng thịt heo là hàng hóa thiết yếu.
Thu nhập
Hệ số c của biến thu nhập có dấu dương đúng như mong đợi và có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là nếu thu nhập của hộ gia đình tăng lên họ sẽ tiêu dùng nhiều thịt heo hơn và ngược lại. Ngoài ra, hệ số c = 2,01E-07 rất nhỏ nên hệ số co dãn của cầu theo thu nhập [EI = (∂Q/∂I)(P/Q) = c(P/Q)] sẽ nhỏ hơn 1. Như vậy, cầu thịt heo kém co dãn đối với thu nhập. Nếu thu nhập tăng lên thì lượng cầu thịt heo sẽ tăng nhưng mức tăng nhỏ hơn. Một lần nữa, nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh cho giả thuyết cầu thịt heo kém co dãn đối với thu nhập. Trong những năm tới khi thu nhập của người dân thành phố tăng lên thì lượng cầu thịt heo cũng sẽ tăng theo nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ của thu nhập.
Giá hàng hóa thay thế
Hệ số d của biến giá cả hàng hóa thay thế có dấu dương. Tuy nhiên, chỉ số t cho thấy hệ số này không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là giữa giá cả hàng hóa
thay thế và cầu thịt heo không có mối quan hệ thống kê. Kết quả này ngược với lý thuyết là lượng cầu thịt heo sẽ tăng khi giá cả các hàng hóa thay thế tăng. Nguyên nhân của kết quả không mong đợi này có thể nằm trong quá trình chọn mẫu phỏng vấn. Thực tế trong quá trình phỏng vấn cho thấy rằng các đối tượng được phỏng vấn rất lúng túng, mù mờ về thực phẩm sẽ thay thế nếu không dùng thịt heo. Ngoài ra, hiện trên thị trường, có rất nhiều mặt hàng có thể thay thế được cho thịt heo. Nếu xác định được loại mặt hàng thay thế, thì loại mặt hàng đó với những đặc điểm cụ thể về khẩu vị, mang lại sự thỏa mãn cho người tiêu dùng khác với thịt heo, vì vậy sự sẵn lòng trả tiền của họ cũng sẽ khác. Do đó, khó có thể so sánh giá cả các hàng hóa thay thế với giá thịt heo.
Như vậy, kết quả nghiên cứu thực tế đã không phản ánh đúng lý thuyết. Tuy nhiên, kết quả này không có nghĩa là giá cả hàng hóa thay thế không tác động đến cầu thịt heo. Nó chỉ cho thấy quá trình lấy mẫu đã gặp trở ngại.
Sở thích
Biến sở thích có dấu dương đúng như mong đợi và có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, sở thích có tác động đến cầu thịt heo. Nếu người dân càng thích thịt heo hơn các loại thịt khác thì cầu thịt heo sẽ càng cao.
Số người trong hộ
Biến này cũng có dấu dương giống như mong đợi và có ý nghĩa thống kê. Do đó, nếu số thành viên dùng chung bữa ăn gia đình càng tăng thì lượng cầu thịt heo càng cao và ngược lại. Trường hợp này cũng có thể suy rộng ra cho cả một thành phố. Nếu dân số thành phố càng đông thì lượng cầu thịt heo càng cao. Và như vậy trong những năm tới khi dân số thành phố tăng lên (ước đạt 9 triệu người vào năm 2010), lượng cầu thịt heo sẽ tăng lên rất nhiều.
Tp. HCM là một đô thị lớn nhất nước. Các quận trung tâm có mật độ dân số rất cao, và hầu như không còn đất để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh các quận trung tâm thì ở đây vẫn còn các quận, huyện ven có mật độ dân cư còn thưa và các điều kiện về tự nhiên như đất đai, giao thông rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, ngành chăn nuôi thành phố đã không ngừng phát triển. Cơ cấu giá trị chăn nuôi (phần trăm) trong ngành nông nghiệp của thành phố giai đoạn 1995-2004 cũng tăng lên đáng kể.
Bảng 16: Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản 1995-2004
Năm 1995 2004 1.Nông nghiệp 83,7 68,2 -Trồng trọt 45,2 47% -Chăn nuôi 29,1 40% -Dịch vụ nông nghiệp 9,4 12% 2. Lâm nghiệp 4,4 2,3 3. Thủy sản 11,9 29,5 Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM
Theo dự kiến đến năm 2010, trong nông nghiệp có sự dịch chuyển cơ cấu từ trồng trọt sang chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến. Chăn nuôi sẽ chiếm 36,17% trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Trong quá trình dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi thì chăn nuôi heo đóng một vai trò quan trọng.
Để hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ thực chất tình hình cung thịt heo trong những năm qua và xu hướng sắp tới nhằm làm cơ sở cho việc định hướng sản xuất và cung cấp thịt heo. Sau đây tôi sẽ lần lượt phân tích hệ thống chăn nuôi heo, tình hình phát triển đàn heo…