Mô hình thay thế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Kiệt quệ tài chính và quản trị rủi ro doanh nghiệp lý thuyết và thực nghiệm (Trang 32 - 33)

Tỉ số ngành- vay nợ điều chỉnh (industry-adjusted leverage ratios): Những kết quả trình bày từ đầu đến giờ trong bài nghiên cứu này đều dựa trên mô hình 2 giai đoạn mà giả định về mô hình cấu trúc xác định sự lựa chọn đòn bẩy của công ty. Để cũng cố thêm, tác giả kiểm định một mô hình mà không đòi hỏi giống như thế. Cụ thế, tác giả tiến hành phân tích với hệ số ngành- tỷ lệ đòn bẩy điều chỉnh cung cấp một cách đơn giản hơn và bền vững hơn trong việc phân loại công ty có đòn bẩy trung bình hay là cao. Tỉ lệ đòn bảy có điều chỉnh ngành của một công ty được định nghĩa là sự khác biệt giữa đòn bảy công ty và trung bình ngành dựa trên two-digit SIC code. Tác giả ước lượng lại tất các các kết quả với các tỉ lệ. đối với mô hình này, biến leverage có thể là tích cực hay tiêu cự phụ thuộc vào việc công ty ở trên hay dưới trung bình ngành. Vì vậy, không thể sử dụng leverage2 như nhiến giải thích để kiểm tra sự phi tuy ến được dự đoán bởi mô hình. Thay vào đó, tác giả sử dụng một biến mà bằng leverage2 + những công ty có đòn bẩy cao hơn trung bình ngành và 0 cho trường hợp khác. Tác giả chia quyết định phòng ngừa rủi ro ngoại tệ và hàng hóa để ước lượng tính bền vững. Tác giả ước lượng mô hình logit trên mẫu gồm các công ty có một trong hai loại rủi ro và được trình bày trong mô hình 1 của Table 6. Kết quả quan trọng vẫn như cũ với định nghĩa của đòn bẩy.

Altman z-score: Tác giả sử dụng Altman z-score như một đại diện cho kiệt quệ tài chính. Giá trị Z-score thấp hơn tương ứng với công ty yếu kém về tài chính. Vì vậy, chuyển đổi chúng bằng cách lấy nghịch đảo để phù hợp trong việc tính toán kết quả. Những kết quả được trình bày của mô hình 2 trong bảng 6. Tác giả tìm thấy mối liên hệ không đơn điệu trên phạm vi tốt.

Sai số chuẩn bootstrap (BSE) : vì tác giả dùng phương pháp phân tích 2 giai đoạn trong hồi quy logit và tobit, nên có một vấn để tiềm ẩn về trị số thống kê t có thể bị khếch đại quá mức do sai số mẫu của phân tích giai đoạn 1 ( theo M addala, 1983). Để xem xét đến khả năng này, tác giả tiến chạy lại mô hình với BSE.Trong mỗi sự tái tạo, tác giả tạo ra một chuỗi mẫu giả ngẫu nhiên bẳng cách lấy những quan sát xuất hiện nhiều hơn một lần và một vài số khác thì không xuất hiện 1 lần nào cả. Với 100 sự tái tạo như vậy, tác giả tạo ra một phân phối thực nghiệm của hệ số tương quan trong mô hình logit và tobit. Độ lệch chuẩn của những ước tính này sau đó được dung để tính bootstrapped p-value cho ước tính mô hình cơ sở ban đầu. Phương pháp này không dựa vào bất kỳ dạng cấu trúc nào cho việc ước tính ma trận phương sai- hiệp phương sai và có thuận lợi về chuẩn ước tính trong phân phối thực nghiệm. Trong mô hình thứ 3 và 4 ở bảng 6, tôi trình bày ước lượng mô hình Logit và Tobit với bootstrapped errors. Tất những kết quả chính của tôi thì bền vững để ước lượng bootstrapped standard errors.

TCDN Đêm 4 – Nhóm 11 Trang 33 Hồi quy biến công cụ thay thế: Wooldridge (2002) đề nghị mô hình hồi quy thay thế biến công cụ cho mô hình các biến nội sinh liên quan (như leverage2 trong ước lượng giai đoạn 2). Có khả năng, phương pháp này cung cấp những ước tính tốt hơn mô hình mà sử dụng giá trị bình phương của đòn bẩy và chức năng của nó trong giai đoạn thứ hai. Trong phương pháp này, tốt hơn là sử dụng bình phương giá trị dự đoán của đò bẩy trong hồi quy giai đoạn thứ hai, cả leverage và leverage2 đều được xử lý như những biến nội sinh. Để xác định, thêm các số hạng bình phương của tất cả các biến nội sinh vào mô hình đòn bẩy như là công cụ cho leverage2. Những công cụ đó là giá trị bình phương của: mtr, da/ta, ppe/ta, ni/sales và modified-z. Ngoài ra, giá trị dự đoán bình phương của đòn bẩy từ ước lượng ban đầu được sử dụng như công cụ bổ sung cho leverage2.

Với cả leverage và leverage2 như biến nội sinh và các công cụ có được, tác giả ước lượng mô hình biến công cụ trong khôn khổ hồi quy hai giai đoạn. tôi ước lượng quyết định nhị phân để phòng ngừa rủi ro ngoại tệ hoặc hàng hóa với mô hình IV Probit và phòng ngừa rủi ro ngoại tệ với mô hình IV Tobit. Kết quả được trình bày trong bảng 7. Lưu ý rằng tham số ước lượng trong mô hình này thì không thể so sánh một cách trực tiếp với những bảng trước đó, do sự đơn giản trong tính toán, tác giả báo cáo những hệ số hồi qui một cách trực tiếp hơn so với hệ số độ dốc được thể hiện dễ dàng. Tác giả thấy rằng kết quả quan trọng của tôi vẫn mạnh mẽ thay thế ước lượng IV. Tất cả các kết quả khác cho kết quả tương tự đối với đặc điểm kỹ thuật trước đó.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Kiệt quệ tài chính và quản trị rủi ro doanh nghiệp lý thuyết và thực nghiệm (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)