Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công trình Giao thông Hải Phòng.pdf (Trang 56 - 58)

Bảng 13: Các chỉ số hoạt động của Công ty

CP Công trình Giao thông Hải Phòng qua 2 năm 2008-2009

Chỉ tiêu Cách xác định Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1. Số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán 2,17 2,3 0,13 Hàng tồn kho 2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho 360 ngày 166 156 (10) Số vòng quay HTK 3. Vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần

1,562 1,568 0,006 Bình quân các khoản phải thu

4. Kỳ thu tiền bình quân

360 ngày

230 229 (1)

Vòng quay các khoản phải thu

( Nguồn : Phòng kế toán tài vụ - Công ty Cổ phần CTGT )

Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất cho đến khi tiêu thụ sản phẩm. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán.

Qua bảng trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2009 là 2,3 vòng tăng 0,13 vòng so với năm 2008. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2009 tăng lên làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm 10 ngày. Nhƣ vậy công ty đã nhanh chóng tiêu thụ số hàng tồn kho để quay vòng vốn.

Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân:

Trong quá trình kinh doanh việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là tất yếu. Vì vậy các nhà quản trị doanh nghiệp rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu và chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân ra đời với mục đích thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh tóan. Nếu nhƣ năm 2008 vòng quay các khoản phải thu của Công ty là 1,562 vòng thì năm 2009 con số này đã tăng lên 1,568 vòng. Điều này làm cho kỳ thu tiền bình quân của Công ty giảm đi 1 ngày. Do thời gian thi công các công trình kéo dài nên số ngày một vòng quay các khoản phải thu của Công ty là lớn. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản bán chịu kém, tốc độ thu hồi các khoản phải thu là chƣa cao. Doanh nghiệp nên rút ngắn số ngày một vòng quay các khoản phải thu nhƣ vậy doanh nghiệp sẽ không phải đầu tƣ quá nhiều vào các khoản phải thu.

2.2.2.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Để biết đƣợc một đơn vị yếu tố đầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất đem lại mấy đơn vị lợi nhuận ta phải tính toán các chỉ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu khả năng sinh lời càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngƣợc lại, trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lợi càng thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao.

Bảng 14: Các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty CP Công trình Giao thông Hải Phòng qua 2 năm 2008-2009

Chỉ tiêu Cách xác định Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

1. Tỷ suất LN/DT Lợi nhuận thuần 1,34% 1,39% 0,05% Doanh thu thuần

2. Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn

Lợi nhuận thuần

1,08% 1,14% 0,06% Vốn kinh doanh

3. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

11,4% 8,54% (2,86) Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 0,05%. Cụ thể năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra đƣợc 1,34 đồng lợi nhuận thì đến năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc 1,39 đồng lợi nhuận. Tuy phần tăng không lớn nhƣng nó cũng cho thấy công ty làm ăn năm nay hiệu quả hơn năm trƣớc

Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn:

Tỷ số này phản ánh khi đầu tƣ một đồng vốn sẽ mang lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm 2009 tỷ số này tăng 0,06% chứng tỏ 100 đồng vốn bỏ ra Công ty đã làm tăng lợi nhuận lên 0,06 đồng so với lợi nhuận năm 2008. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có sự bố trí cơ cấu vốn hợp lý hơn nhƣng vẫn chƣa cao, cần có những biện pháp hữu hiệu để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất nói chung, vốn cố định, vốn lƣu động nói riêng.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 11,4 % có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đƣa vào sản xuất kinh doanh tạo ra đƣợc 11,4 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Sang năm 2009 tỷ suất này giảm đi đáng kể : Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đƣa vào kinh doanh tạo ra đƣợc 8,54 đồng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công trình Giao thông Hải Phòng.pdf (Trang 56 - 58)